Nội dung bài viết

Nhức răng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần. Theo các nha sĩ chuyên khoa, nguyên nhân nhức răng có thể xuất phát từ nhiều lý do: viêm tủy răng, áp xe, sâu răng,….Tùy theo từng lý do và mức độ nghiêm trọng mà phương pháp điều trị sẽ thay đổi phù hợp. Trong những trường hợp đau nhức kéo dài hoặc trở nặng gây biến chứng, người bệnh cần sớm đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám tốt nhất.

Nguyên nhân nhức răng do đâu? Phương pháp điều trị là gì

Nguyên nhân nhức răng do đâu? Phương pháp điều trị là gì

1. Đau nhức răng là gì?

Nhức răng là bệnh lý phổ biến thường gặp trong nha khoa, bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc phải. Chúng đặc trưng bởi cảm giác đau buốt tại bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động ăn nhai hay phát âm trong giao tiếp. Chúng còn có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, để lại hậu quả lâu dài.

Các cảm giác điển hình khi bạn gặp phải tình trạng đau nhức răng bao gồm:

  • Trạng thái đau răng kéo dài, liên tục qua nhiều ngày.
  • Vùng nướu xung quanh răng có hiện tượng tấy đỏ, đau đớn, có thể chảy máu hoặc gây áp xe.
  • Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao theo cơn.
  • Khi chạm vào răng hoặc cắn hay thực hiện các hoạt động ăn nhai có cảm giác đau nhói.
  • Khi ăn nhai với các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có cảm giác khó chịu, tê buốt.

Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn theo cử động hàm khi nói hoặc nhai nghiền thức ăn. Đặc biệt, khi nhức răng, nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi nên người bệnh thường có cảm giác nóng trong miệng. Trong một vài trường hợp, đau nhức răng đến bất chợt mà không cần bất kỳ yếu tố kích hoạt nào. Chúng có thể âm ỉ hoặc đau kèm cảm giác ê buốt răng, đau dữ dội không ngừng.

Yếu tố tiên quyết để điều trị nha khoa trong trường hợp này là việc cần xác định rõ nguyên nhân nhức răng. Từ đó, người bệnh mới có thể áp dụng phương thức điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tích cực.

Đau nhức răng là có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi nào.

Đau nhức răng là có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi nào.

2. Nguyên nhân nhức răng do đâu

Bạn đã từng trải qua cảm giác đau nhức không chịu nổi từ những cơn nhức răng? Đằng sau cảm giác khó chịu ấy, có nhiều nguyên nhân khác nhau đứng đằng sau, từ những vấn đề nhỏ như sâu răng đến những vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu. Hãy cùng khám phá sâu hơn về những nguyên nhân nhức răng sau đây:

2.1. Do sâu răng

Có thể nói sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng nhức răng và tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bởi sở thích và thói quen ăn các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt nhưng lại có chế độ vệ sinh răng miệng kém, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn hại răng sinh sôi. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay quá cứng cũng làm răng yếu đi và vi khuẩn dễ dàng tấn công răng.

Dấu hiệu để nhận biết sâu răng chính là các lỗ sâu xuất hiện trên răng, chúng có màu xám hoặc đen và gây đau nhức, khó chịu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân nhức răng phổ biến, thường gặp.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân nhức răng phổ biến, thường gặp.

2.2. Do viêm tủy răng

Tủy răng là thành phần quan trọng và nhạy cảm nhất của răng bởi đây là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu. Vậy cho nên nguyên nhân nhức răng do viêm tuỷ là hết sức nguy hiểm. Chứng viêm tủy răng hình thành chủ yếu là do sâu răng lâu ngày nhưng không được chữa trị kịp thời và phần sâu răng đã lan tới tủy răng gây viêm.

2.3. Do áp xe răng

Áp xe răng là một trong các nguyên nhân nhức răng nghiêm trọng. Đây là biến chứng từ tình trạng nhiễm trùng răng miệng, gây mưng mủ bởi các vi khuẩn bám trên răng.

Ngoài ra, căn bệnh này xuất hiện khi bạn ăn các loại thực phẩm quá cứng gây nứt răng hoặc mẻ răng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại tấn công vào vùng tuỷ và gây ra tình trạng áp xe răng.

Người mắc bệnh áp xe răng thường bị đau, nhức và có mủ quanh chân răng. Đồng thời, bệnh này gây nên nóng sốt với những người có thể trạng yếu. Tình trạng đau nhức còn nghiêm trọng hơn, gây khổ sở cho người mắc phải khi họ nhai thức ăn, miệng khô đắng và có mùi hôi khó chịu.

Chứng áp xe răng không chỉ gây chảy máu mà còn gây ra cảm giác đau buốt.

Chứng áp xe răng không chỉ gây chảy máu mà còn gây ra cảm giác đau buốt.

2.4. Do răng khôn mọc ngầm

Một nguyên nhân nhức răng khá phổ biến khác đó là tình trạng mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành. Tình trạng răng khôn mọc lệch, chen chỗ các răng kế cạnh sẽ gây nên đau nhức.

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là răng mọc cuối cùng của hàm răng. Vì không còn đủ chỗ nên răng này thường mọc ngầm, mọc lệch đâm sang các răng bên cạnh và gây nên tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài.

Hơn nữa, khi răng khôn mọc còn gây nên tình trạng sưng tấy nướu, gây khó khăn nghiêm trọng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, những chiếc răng “khôn” này còn gây sốt, chán ăn, mệt mỏi cho người có thể trạng yếu.

Răng khôn mọc ngầm khiến người bệnh phải chịu cơn đau ê buốt kéo dài.

Răng khôn mọc ngầm khiến người bệnh phải chịu cơn đau ê buốt kéo dài.

2.5. Nguyên nhân nhức răng do các bệnh về nướu

Viêm nướu (viêm nha chu) là căn bệnh do nhiễm trùng của nướu răng bao quanh răng. Căn bệnh này nếu không được chữa trị sẽ dẫn tới mất xương, hỏng lợi, khiến lợi bị tách khỏi chân răng và tạo thành các túi chứa đầy vi khuẩn độc hại. Sau đó, chân răng sẽ tiếp xúc với mảng bám và trở nên lung lay.

Để ngăn ngừa nguyên nhân nhức răng này, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và lấy cao răng 6 tháng/lần. Nếu có biểu hiện viêm nha chu thì phải tới nha khoa để điều trị nạo túi nha chu. Vấn đề sưng viêm hay chảy máu răng sẽ được giảm đáng kể.

Các bệnh về nướu rất dễ gây ê buốt, đau nhức răng.

Các bệnh về nướu rất dễ gây ê buốt, đau nhức răng.

2.6. Nhức răng xuất phát từ chấn thương răng, nứt răng

Răng của bạn có thể dần suy yếu theo thời gian do áp lực từ hoạt động cắn và nhai. Một lực tác động lên răng từ việc cắn thức ăn quá cứng cứng hoặc một hạt bỏng ngô, đôi khi có thể gây ra các vết nứt trên bề mặt của răng.

Các triệu chứng của răng nứt bao gồm đau khi cắn, nhai, răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc khi tiếp xúc với thức ăn quá ngọt hoặc quá chua. Để điều trị tình trạng này, ta cần chú ý tới vị trí và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại. Từ đó, ta có thể cần các giải pháp can thiệp như trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ và tái tạo lại cấu trúc răng.

Các chấn thương nứt gãy răng khiến cảm giác ê buốt đôi khi xuất hiện dữ dội.

Các chấn thương nứt gãy răng khiến cảm giác ê buốt đôi khi xuất hiện dữ dội.

3. Biện pháp điều trị đau nhức răng là gì?

Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân nhức răng khác nhau như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng,…  và mỗi nguyên nhân đều có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Chính vì vậy, ta cần xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục thật hiệu quả. Say đây là những biện pháp an toàn, hiệu quả nhất cho bạn tham khảo:

3.1. Giảm đau nhức răng tại chỗ

Để giảm cơn đau trước khi gặp nha sĩ, có thể áp dụng một số cách đơn giản sau ngay tại nhà:

  • Dùng thuốc giảm đau: sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm cơn đau răng tạm thời. Thường thì liều lượng và cách sử dụng sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên vượt quá liều lượng khuyến nghị và sử dụng thuốc quá lâu mà không có sự giám sát của bác sĩ.
  • Chườm lạnh ở má: Chườm lạnh là cách hữu hiệu giúp giảm đau nhức răng và giảm sưng. Bạn chỉ cần đặt 1 túi đá lạnh hoặc miếng băng dán lên vùng má gần chiếc răng đau trong khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý sử dụng vải mỏng hoặc khăn ướt để bảo vệ da.
  • Súc miệng bằng nước muối: Cách này giúp làm giảm vi khuẩn và giảm viêm nhiễm trong miệng, từ đó giảm đau răng. Bạn chỉ cần hòa một muỗng canh muối với một cốc nước ấm và súc miệng mỗi ngày.
Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức răng tại chỗ khác hiệu quả.

Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức răng tại chỗ khác hiệu quả.

3.2. Điều trị tại phòng khám/bệnh viện nha khoa

Với tất cả các nguyên nhân nhức răng đã kể trên, tốt nhất người bệnh nên tới các phòng khám/bệnh viện nha khoa để nhận được sự điều trị kịp thời.

  • Đối với bệnh nhân sâu răng, các nha sĩ có thể tiến hành điều trị bằng cách nạo bỏ vùng sâu răng, sau đó chữa tuỷ răng và trám lại vùng đã nạo. Trong trường hợp tình trạng sâu đã quá nặng, không thể khắc phục bằng phương pháp nạo, nha sĩ buộc phải loại bỏ chiếc răng đó và đưa ra biện pháp phục hình thay thế.
  • Đối với bệnh nhân viêm tủy răng, các bác sĩ sẽ phải lấy đi phần tuỷ bị viêm và thay thế bằng tuỷ mới. Sau đó trám lại vùng răng đó để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nguy hiểm cho tuỷ răng.
  • Nếu người bệnh bị áp xe răng, các bác sĩ sẽ dùng biện pháp rạch và hút sạch túi mủ. Khi quá trình rạch và hút mủ hoàn tất, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc khác để giảm đau nhức.
  • Cuối cùng, với tình trạng mọc răng khôn, bạn cần đến những nha khoa uy tín càng sớm càng tốt khi gặp các triệu chứng như đau chắc, sốt, sưng tấy. Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT răng, xác định tình trạng và thực hiện tiểu phẫu để nhổ răng khôn. Bạn cũng sẽ được cấp thêm các thuốc giúp chống viêm, giảm đau sau nhổ.
Khi cơn đau nhức ê buốt kéo dài, việc thăm khám tại nha khoa uy tín là cần thiết.

Khi cơn đau nhức ê buốt kéo dài, việc thăm khám tại nha khoa uy tín là cần thiết.

4. Đau nhức răng khi nào nên gặp nha sĩ chuyên khoa?

Thực tế hiện nay, có rất nhiều người gặp tình trạng đau nhức răng nhưng chủ quan không tới nha khoa kiểm tra dẫn tới tình trạng đau nhức ngày càng tồi tệ. Vì thế, ta cần tìm hiểu xem đau nhức răng khi nào nên đi gặp nha sĩ. Cụ thể như sau:

Người bệnh cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nhất là khi tình trạng đau răng đã kéo dài hơn 1 – 2 ngày, cường độ đau ngày càng tăng, bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.

Đối với các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng răng, việc phát hiện và điều trị sớm theo phương pháp thích là cực kỳ quan trọng. Bởi, điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn gây bệnh từ răng sang các phần khác trên khuôn mặt.

Đồng thời, để tránh những cảm giác đau răng, mỗi người cần tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý, đúng cách. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu đường và axit là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng. Ngoài ra, tránh ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay thức ăn quá cứng để tránh làm yếu răng và làm tăng nguy cơ hỏng răng.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về răng miệng, hãy đến ngay với Nha khoa Blossom để được chẩn đoán và được điều trị kịp thời. Nha khoa Blossom mang đến cho mỗi khách hàng không chỉ là một nụ cười hoàn hảo mà còn là sự tự tin và niềm hạnh phúc.

Đội ngũ y tế tại đây đều là những chuyên gia đầu ngành tại Hàn Quốc và Việt Nam có 12 năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực răng miệng. Đặc biệt, đội ngũ này là một chỉnh thể được xây dựng theo cơ cấu điển hình của một nha khoa thẩm mỹ tiêu chuẩn hiện đại. Nha khoa Blossom cam kết đem lại cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, tư vấn tận tâm và điều trị có hiệu quả triệt để.

Trên đây là tất cả thông tin về câu hỏi: “Nguyên nhân nhức răng do đâu?”. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn tham khảo để tìm ra cách thức chăm sóc và điều trị tình trạng bệnh lý nha khoa này hiệu quả. Hãy đến ngay với Nha khoa Blossom nếu bạn gặp tình trạng nhức răng kéo dài.

Nha khoa Blossom là địa chỉ thăm khám, điều trị đau nhức răng hàng đầu hiện nay.

Nha khoa Blossom là địa chỉ thăm khám, điều trị đau nhức răng hàng đầu hiện nay.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Răng ố vàng không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, theo các nha sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. 10+ […]

  Ngày: 05/04/2024

DR. KIM DONG HYUN PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT LẦN THỨ 12 Chiều ngày 9/12 vừa qua, Dr. Kim Dong Hyun – Cố vấn chuyên môn Nha khoa Blossom đã có mặt tại Hà Nội để tham dự Hội nghị Quốc tế Khoa học & […]

  Ngày: 13/12/2022

“Chàng trai với nụ cười tỏa nắng, khiến màn đêm chẳng còn quạnh vắng” là câu hát đã quá quen thuộc với nhiều người. Giống như câu hát trên, nụ cười tỏa nắng sẽ giúp bạn trở nên tươi sáng và thu hút mọi ánh nhìn. Vậy cụ thể nụ cười tỏa nắng là như […]

  Ngày: 19/04/2024

Sưng nướu răng trong cùng là một vấn đề nha khoa phổ biến, không chỉ gây đau nhức, khó chịu, mà còn là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để biết chi tiết hơn về sưng nướu răng trong cùng là gì? Nguyên nhân và cách […]

  Ngày: 01/04/2024

Đăng ký tư vấn



    5975