Nội dung bài viết

Men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc lấy ngà và sâu cùng là tủy răng bên trong. Với đặc trưng là mô cứng nhất trong cơ thể, men răng giúp nhai nghiền thức ăn từ mềm, dai đến rắn, cứng. Dù vậy, nhiều người không biết rằng, men răng vẫn có thể phải đối mặt với tình trạng bị ăn mòn. Mòn men răng thậm chí còn là một trong những bệnh lý nha khoa rất thường gặp. Vậy, nguyên nhân men răng bị mòn do đâu? Làm thế nào để điều trị răng bị mòn hiệu quả? Hãy xem nha sĩ chuyên khoa giải đáp những băn khoăn này nhé.

Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng mòn men răng

Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng mòn men răng

1. Mòn men răng là gì?

Độ cứng cáp và tính bền chắc của men răng khiến nhiều người cho rằng chúng còn tồn tại mãi theo thời gian, tuổi tác. Tuy nhiên, quan điểm nha khoa này thực sự không đúng. Với tần suất nhai nghiền liên tục, cường độ cao, men răng nếu không được chăm sóc cẩn thận hoàn toàn có thể bị mài mòn.

Tình trạng mòn men răng khiến răng trở nên đau nhức, nhạy cảm và ê buốt hơn.

Tình trạng mòn men răng khiến răng trở nên đau nhức, nhạy cảm và ê buốt hơn.

Quá trình mòn men răng thường không diễn ra nhanh chóng mà âm thầm, từ từ. Vì vậy, hầu hết mọi người nếu không thăm khám nha khoa định kỳ, thường xuyên đều rất khó để nhận biết. Chỉ đến khi lớp ngà răng bị hở ra mới khiến người mắc cảm nhận rõ sự ê buốt, đau nhức thì nhiều người mới phát hiện ra tình trạng bị mòn men răng. Theo các nha sĩ chuyên khoa, xói mòn với men răng được chia thành 4 nhóm như sau:

  • Mòn răng sinh lý: quá trình ăn mòn men răng tự nhiên, diễn ra bởi sự tác động ngoại lực, ma sát giữa răng hàm trên và hàm dưới hoặc giữa các răng với thực phẩm. Tình trạng ăn mòn thường diễn ra mạnh mẽ ở men răng mặt nhai, sau đó là các núm răng dưới và cuối cùng là núm răng trên.
  • Mòn răng hóa học: xảy ra do men răng tiếp xúc với axit từ dịch vị dạ dày dâng lên hoặc các loại thực phẩm giàu hoạt chất này: cam, chanh, nước ngọt có gas,….
  • Mòn răng bệnh lý: hiện tượng mất men răng do tác động từ bên ngoài ma sát vào răng: đánh răng quá mạnh, bọc răng sứ, dán răng sứ,,…
  • Tiêu cổ răng: xuất phát từ việc đánh răng mỗi ngày không đúng cách, chà sát quá mạnh vào phần chân răng khiến lớp men ở cổ chân răng bị mài mòn.

2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mòn men răng?

Mòn men răng là tình trạng nha khoa rất thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ, chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Lý do khiến răng bị mài mòn thực tế có thể đến từ những tác động thường nhật mà bạn không ngờ tới.

2.1. Thói quen chăm sóc răng miệng sai cách

Thói quen ăn đồ ngọt nhiều có thể gây mài mòn men răng. 

Thói quen ăn đồ ngọt nhiều có thể gây mài mòn men răng.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới men răng và sức khỏe răng miệng như:

  • Ăn thực phẩm chứa lượng tinh bột, đường hay axit quá nhiều: bánh kẹo, trái cây có vị chua, nước ngọt có gas,…
  • Thói quen nghiến răng, dùng răng cắn, nhai nghiền đồ cứng quá nhiều.
  • Không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn, đánh răng không đúng cách.
  • Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh gây mòn men răngnhư Aspirin, Histamin,…

2.2. Nguyên nhân gây mòn men răng đến từ bệnh lý

Các nghiên cứu chuyên sâu cũng chỉ ra rằng: tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị mài mòn. Bởi trong dịch trào này có tính axit rất mạnh. Chúng dễ bám lại ở men răng, với tần suất thường xuyên sẽ gây nên mòn răng. Ngoài ra, các nguyên nhân bệnh lý khác như: sâu răng, viêm nha chu,… cũng dễ khiến vi khuẩn