Nội dung bài viết

Các bệnh về răng miệng thường gặp được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bởi không chỉ gây ra những đau đớn, khó chịu trong ăn uống, giao tiếp. Bệnh lý nha khoa nếu không được điều trị đúng phương pháp, kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài. Top 15+ tình trạng về răng miệng được tổng hợp bởi Nha khoa Blossom dưới đây sẽ mang đến cho bạn thông tin tham khảo hữu ích.

Đâu là các bệnh về răng miệng thường gặp nhất hiện nay?

Đâu là các bệnh về răng miệng thường gặp nhất hiện nay?

1. 15+ các bệnh về răng miệng được khuyến nghị bởi nha sĩ chuyên khoa

Theo các nha sĩ chuyên khoa, các bệnh về răng miệng có biểu hiện rất đa dạng. Việc nhầm lẫn hoặc không kịp thời nhận ra tình trạng tổn thương nha khoa rất thường gặp. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh lý này có thể trở nặng, mang đến nhiều hệ lụy ảnh trực tiếp tới sức khỏe và thẩm mỹ trên khuôn mặt.

1.1. Sâu răng

Sâu răng là một trong các các bệnh về răng miệng thường gặp nhất hiện nay. Bệnh hình thành các tổn thương răng do vi khuẩn tấn công vào sâu trong cấu trúc răng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của tình trạng bệnh lý này là các lỗ màu đen hoặc chấm li ti xuất hiện trên bề mặt răng. Khi sâu răng ăn sâu vào chân và tủy răng có thể gây nên tình trạng đau nhức, lung lay răng. Nguyên nhân chính của sâu răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên khiến vi khuẩn phát triển, làm tổ sâu trên răng.

Sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn người trưởng thành.

Sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn người trưởng thành.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc sâu răng cao người trưởng thành. Vì vậy, người lớn và khuyến khích trẻ nhỏ tuân thủ đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, thao tác chải răng đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga vào buổi tối,…Định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

1.2. Viêm nha chu

Viêm nha chu là một trong các bệnh về răng miệng rất thường gặp do các tổn thương cấu trúc xung quanh răng gây nên. Thường gặp tại các vị trí: răng, xương ổ quanh chân răng, nướu, dây chằng nha chu,…Dễ nhận thấy nhất là tình trạng viêm, sưng, có thể xuất hiện túi mủ, hôi miệng,…. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu sẽ gây tiêu xương ổ răng, răng mất sức bám, khiến chân răng lung lay và rụng.

Bệnh nhân mắc viêm nha chu cũng cần được bổ sung vitamin C đầy đủ. Điều trị bệnh nha chu cần đến địa chỉ nha khoa. Nha sĩ sẽ cạo vôi răng, xử lý vôi chân răng và kết hợp uống thuốc kê thuốc theo đơn. Tình huống viêm nha chu ở mức độ nặng khi xương ổ răng bị tiêu giảm, không thể phục hồi. Người bệnh cần định kỳ thăm khám nha khoa để nha sĩ loại bỏ vôi răng và theo dõi kỹ càng tình trạng răng hiện tại. Nếu viêm nha chu gây mất răng, cần ghép xương ổ răng và làm răng giả với phương pháp tối ưu là bọc răng sứ hoặc Implant nhằm khắc phục tình trạng tốt nhất.

1.3. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào sâu các mô quanh chân răng, cuống răng. Đôi khi bệnh lý nha khoa này cũng xuất phát từ các tổn thương răng như rạn nứt, chấn thương hay do nhiễm hóa chất độc chì, thủy ngân,….

Viêm tủy răng không được xử lý kịp thời có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Viêm tủy răng không được xử lý kịp thời có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Dấu hiệu điển hình của viêm tủy răng là hiện tượng đau nhức nhẹ hoặc các cơn ê buốt kéo dài khi bạn ăn/uống đồ lạnh. Khi nghi ngờ mình mắc phải bệnh lý này, bạn nên tới nha khoa để được thăm khám kịp thời. Viêm tủy răng nếu không sớm được điều trị sẽ dẫn tới tình trạng viêm tủy mãn tính, hoại tử tủy và nguy hại hơn là mất răng.

1.4. Hoại tử tủy răng

Một trong các bệnh về răng miệng cũng rất phổ biến khác là hoại tử tủy răng. Bệnh này xảy ra khi tủy bên trong răng tiêu giảm và không thể phục hồi do viêm tủy răng kéo dài. Khi hoại tử tủy răng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua cay quá mức. Lúc này, cơ quan cảm nhận của răng đã bị tổn thương đồng thời các chất trong ống tủy răng không còn khiến răng dần chuyển sang màu ố vàng.

Hoại tử tủy răng rất dễ gây viêm xương hàm, mẻ gãy và thậm chí là mất răng mất răng. Để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng, người bệnh cần sớm đến nha sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như đau nhức, ê buốt răng, răng đổi màu,…

1.5. Răng nhạy cảm

Tình trạng răng nhạy cảm có thể bắt gặp bất kỳ đối tượng nào. Chúng khiến người bệnh luôn có cảm giác ê buốt, đau nhức khi răng ăn đồ quá nóng/lạnh hoặc khi chịu tác động từ ngoại lực.

Bệnh nhân mắc phải tình trạng răng nhạy cảm rất vất vả khi ăn uống.

Bệnh nhân mắc phải tình trạng răng nhạy cảm rất vất vả khi ăn uống.

Nguyên nhân chính của răng nhạy cảm là do lớp men răng bị mòn, không còn khả năng bảo vệ ngà răng, gây nên tình trạng tụt nướu răng, ê buốt chân răng. Ngoài ra, đôi khi bệnh lý này cũng xuất phát từ việc ăn uống nhiều thực phẩm có tính acid khiến men răng bị ăn mòn. Thói quen sử dụng bàn chải đánh răng có phần lông chải cứng cũng sẽ gây tổn thương răng.

Biện pháp phòng ngừa răng nhạy cảm là bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn là 2 lần một ngày. Nên hạn chế thưởng thức các thực phẩm nhiều đường, có tính acid mạnh, nước ngọt có ga,….

1.6. Mất răng

Mất răng xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi khi răng dần yếu và rụng đi. Bên cạnh đó, theo các nha sĩ chuyên sâu, việc vệ sinh răng miệng sai cách hay các thói quen ăn uống không lành mạnh: nhai đá, ăn đồ ngọt vào đêm khuya,…chấn thương hay các các bệnh lý răng miệng cũng là lý do tác động khiến bạn dễ mất răng.

Khi răng rụng, quá trình ăn nhai nghiền bị ảnh hưởng rất nhiều. Thậm chí, điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm khác như: viêm lợi, răng xô lệch, ảnh hưởng tới các răng kề cận. Để ngăn chặn tình trạng mất răng, bạn nên giữ thói quen chăm sóc răng miệng thường khuyên, thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, khi răng rụng, nên lựa chọn phương án trồng trồng răng để khôi phục khả năng nhai, giữ tính thẩm mỹ cho nụ cười.

1.7. Răng xỉn màu

Răng xỉn màu là một trong các bệnh về răng miệng tạo ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ. Nguyên nhân của bệnh lý nha khoa này thường đến từ việc sử dụng lâu dài các thực phẩm sẫm màu, hút thuốc, chứng viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng hoặc nhiễm màu nội sinh (do dùng thuốc Tây lâu năm, bệnh Bilirubin máu cao bẩm sinh),…. Đặc biệt, việc thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là một trong những lý do phổ biến khiến răng xỉn màu, chuyển sang màu ố vàng.

Màu sắc răng ngả vàng là dấu hiệu cho thấy răng xỉn màu.

Màu sắc răng ngả vàng là dấu hiệu cho thấy răng xỉn màu.

Cải thiện tình trạng răng bị xỉn màu cần dựa vào việc xác định chính xác nguyên nhân. Trong những trường hợp răng bị ngả vàng, ố vàng nặng thì nha sĩ thường chỉ định dán răng sứ veneers.

1.8. Hôi miệng

Hôi miệng thường xuất phát từ việc thực hiện vệ sinh răng miệng không kỹ. Lúc này, thức ăn còn sót bám vào kẽ chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Mùi hôi miệng cũng đến từ thói quen hút thuốc lá hoặc các bệnh lý từ viêm mũi – họng gây ra.

Để điều trị hôi miệng, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được thăm khám chi tiết nhất. Đặc biệt, cần thực hiện vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các vị trí kẽ chân răng, loại bỏ mùi hôi.

1.9. Mòn răng

Mòn răng được hiểu là hiện tượng lớp men răng dần mất đi, khiến răng chuyển sang màu ố vàng. Ngoài ra, khi răng mòn cũng khiến cấu trúc yếu đi, răng dễ bị vỡ, sứt mẻ. Đặc biệt, răng mòn dễ gây cảm giác buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng/lạnh.

Mòn răng dù không gây quá nhiều đau đớn nhưng ảnh hưởng lớn tới phát âm và cách ăn uống.

Mòn răng dù không gây quá nhiều đau đớn nhưng ảnh hưởng lớn tới phát âm và cách ăn uống.

Các nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể đến từ thói quen ngủ nghiến răng hay đánh răng quá mạnh, ăn uống đồ ăn có nhiều acid. Đôi khi mòn răng cũng xuất phát từ các bệnh lý như: khô miệng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Để điều trị mòn răng không khó nhưng cần sớm phương pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng men răng bị bào mòn. Trong trường hợp mòn răng ở mức độ nghiêm trọng thì có thể tính đến các biện pháp như trám răng, dán răng sứ hay bọc răng sứ.

1.10. Viêm nướu

Viêm nướu là một trong các bệnh về răng miệng khiến rất nhiều người khổ sở bởi cảm giác đau buốt, hơi thở hôi, sưng tấy thậm chí là lung lay răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này: hút thuốc, hệ miễn dịch suy yếu, các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc,…Ngoài ra đôi khi viêm nướu cũng đến từ việc bạn sử dụng răng giả không đúng cách.

Để ngăn ngừa viêm nướu, hãy thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Tốt nhất nên kết hợp chải răng cùng sử dụng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng. Cạo vôi răng định kỳ cũng là cách rất hiệu quả để ngừa viêm nướu, viêm nha chu.

1.11. Đau quai hàm

Chấn thương khớp thái dương, viêm khớp, tật nghiến răng hay sai khớp cắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đau quai hàm. Đây là một trong các bệnh về răng miệng gây nên rất nhiều bất tiện khi bạn nhai nghiền thức ăn, cử động hàm để nói chuyện.

Đau quai hàm cản trở lớn đến hoạt động cử động hàm trong giao tiếp.

Đau quai hàm cản trở lớn đến hoạt động cử động hàm trong giao tiếp.

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân xuất phát mà nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Có thể kết hợp liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc giãn cơ, giảm đau, chỉnh răng,….để cải thiện cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, việc thăm khám nha sĩ vẫn là cần thiết ngay khi phát hiện đau quai hàm.

1.12. Răng mẻ

Răng mẻ chấn thương nha khoa rất thường gặp. Đôi khi chỉ với những động tác đơn giản như gặm xương, nhai mía cũng có thể khiến răng mẻ. Tình trạng này dù không gây ra cảm giác đau buốt quá mức nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. May mắn với sự tiên tiến của nha khoa hiện nay, bạn hoàn toàn có thể phục hình răng bằng các phương pháp trám hoặc bọc mão, dán răng sứ hay trồng răng Implant.

1.13. Răng xô lệch

Một trong các bệnh về răng miệng thường gặp là tình trạng răng xô lệch. Dễ dàng nhận thấy đó là hiện tượng bị kéo tới những vị trí khác, không còn nằm trên khung hàm chuẩn. Răng xô lệch ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen nhai nghiền thức ăn. Thậm chí, chúng còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt khi làm biến dạng cung hàm về lâu dài.

Tình trạng răng xô lệch rất thường gặp khiến hàm răng khó nhai nghiền thức ăn.

Tình trạng răng xô lệch rất thường gặp khiến hàm răng khó nhai nghiền thức ăn.

Vì vậy, khi phát hiện tình trạng này, tốt nhất bạn sớm thăm khám nha khoa để nắn chỉnh nha kịp thời. Niềng răng là biện pháp hiệu quả được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười mà còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho răng miệng.

1.14. Tình trạng nghiến răng

Thói quen nghiến răng khi ngủ tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại gây nên rất nhiều hệ lụy: nhức mỏi hàm, mòn răng, mất răng. Bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: căng thẳng kéo dài (stress), răng xô lệch,…

Để chấm dứt tình trạng này, bạn nên đến thăm khám nha sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. Trong trường hợp chỉ bị nghiến răng nhẹ thì bạn có thể thử sử dụng thuốc giãn cơ hoặc tập một số bài tập giảm stress hiệu quả.

1.15. Nhiễm khuẩn, virus, nấm trong khoang miệng (Herpes)

Tình trạng nhiễm khuẩn, nấm, virus (Herpes) là một trong những các bệnh về răng miệng phổ biến nhất gây viêm nha khoa. Thường gặp nhất là tình trạng nhiễm virus Herpes simplex. Triệu chứng của bệnh lý nha khoa này điển hình với các vết loét, mụn nước dưới lưỡi, niêm mạc má,….Bệnh khi phát triển hơn sẽ gây lở loét, lan rộng khiến người mắc đau đớn, hạn chế ăn uống và gặp khó khăn khi giao tiếp.

Herpes đôi khi dễ nhầm lẫn với căn bệnh quái ác HIV.

Herpes đôi khi dễ nhầm lẫn với căn bệnh quái ác HIV.

Khi phát hiện các vết viêm loét, tốt nhất, bạn nên đến thăm khám nha khoa để được tư vấn và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nha sĩ. Các bệnh lý liên quan tới nhiễm virus, nấm cần súc miệng nhẹ nhàng, thường xuyên. Thông thường tình trạng này sẽ khỏi sau khoảng 14 ngày. Cần lưu ý rằng, Herpes đôi khi có biểu hiện tương tự với các triệu chứng liên quan tới HIV. Do đó, việc kiểm tra và điều trị sớm là cách cần thiết để đối phó với căn bệnh này.

1.16. Ung thư miệng

Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư miệng, số ca mắc ung thư vùng miệng gia tăng mỗi năm. Việc nhận biết rõ dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu thông qua kiểm tra sức khỏe nha khoa định kỳ sẽ giúp điều trị ung thư miệng tích cực.

Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư miệng phổ biến là kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

2. Cách phòng ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả

Mặc dù có rất nhiều các bệnh về răng miệng mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chăm sóc nha khoa đúng cách, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa các bệnh lý này. Dưới đây là một số lời khuyên từ nha sĩ tại Nha khoa Blossom dành cho bạn:

  • Cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày: sáng thức dậy và trước khi đi ngủ. Cần lấy sạch mảng bám trên răng với máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để ngăn chặn tình trạng sâu răng, hôi miệng,….
  • Kiểm soát chế độ ăn uống: không nên ăn đồ ngọt vào buổi tối, hạn chế ăn đồ nóng/lạnh quá mức, không uống nhiều đồ ngọt có ga. Chế độ ăn nên có sự tăng cường chất xơ, rau củ quả.
  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần chứa Flour: đây là biện pháp thông thái giúp tạo ngà răng và giữ men răng trắng tự nhiên, phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Khám nha khoa đều đặn: ít nhất 6 tháng/lần: điều này sẽ giúp phát hiện sớm nhất vấn đề về răng miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bao vệ răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bao vệ răng.

3. Các vấn đề về răng miệng, khi nào nên đến nha sĩ?

Với các bệnh về răng miệng được liệt kê trên đây, ở giai đoạn sớm thường không gây đau đớn quá nhiều. Vì vậy, đôi khi người bệnh sẽ bỏ qua và lựa chọn chung sống với chúng. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ nha sĩ chuyên khoa, bạn nên liên hệ nha sĩ khi:

  • Các vấn đề đau răng, viêm lợi, viêm nha chu, mòn răng,…xuất hiện nên được thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Răng đang trong giai đoạn niềng răng, làm răng sứ, trám răng,…cần gặp nha sĩ theo đúng lịch hẹn.
  • Khoảng 60% – 75% phụ nữ mang thai sẽ bị viêm nướu và có nguy cơ sâu răng. Do đó, đối tượng này nên được khám răng định kỳ 3 tháng/lần.
  • Đối với các vấn đề răng miệng liên quan tới các bệnh mãn tính: đau quai hàm, khô miệng, ăn nhai khó khăn, viêm lợi,.. Tốt nhất nên liên hệ nha sĩ để có cách xử lý tốt nhất.
Trong một vài trường hợp, tốt nhất bạn nên đến thăm khám nha sĩ chuyên khoa.

Trong một vài trường hợp, tốt nhất bạn nên đến thăm khám nha sĩ chuyên khoa.

Với những thông tin nha khoa về các bệnh về răng miệng được cung cấp trên đây. Hi vọng rằng bệnh nhân sẽ có nhận biết sớm về các tình trạng tổn thương nha khoa. Chủ động thăm khám sớm sẽ giúp bạn điều trị bệnh lý hiệu quả, hạn chế biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lâu dài. Hãy đến với Nha khoa Blossom để được chăm sóc sức khỏe răng miệng với dịch vụ y tế chất lượng cao, đội ngũ các nha sĩ hàng đầu từ Việt Nam – Hàn Quốc, cùng với đó là trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu. Nha khoa Blossom chắc chắn sẽ mang đến cho bệnh nhân sự hài lòng khi ghé thăm nơi đây.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Bạn đang gặp những vấn đề về răng như răng hô, răng khấp khểnh, răng móm? Chỉnh nha chính là giải pháp hoàn hảo giúp bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn trong giao tiếp. Vậy chỉnh nha là gì? Có những phương pháp chỉnh nha nào? Nha Khoa Blossom sẽ […]

  Ngày: 22/05/2024

Một nụ cười đẹp cần hội tụ đủ các yếu tố môi, răng, lợi hài hòa và nếu một trong các bộ phận này mắc khuyết điểm sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Khuyết điểm cười hở lợi khiến nhiều người tự ti với nụ cười của mình. Tuy nhiên, hiện […]

  Ngày: 12/03/2024

Tình trạng mẻ răng cửa thường xảy ra bất ngờ bởi tác động ngoại lực cực mạnh vào hàm răng. Vậy, khi bị mẻ răng cửa phải làm sao? Bạn nên xử lý như thế nào để hạn chế tối đa thương tổn cho các răng còn lại? Những lời khuyên từ bác sĩ nha […]

  Ngày: 06/03/2024

Răng cửa là vị trị khá quan trọng, giữ chức năng ăn nhai và quyết định tính thẩm mỹ của nụ cười. Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu chi tiết về cắm Implant răng cửa bao nhiêu tiền và địa chỉ nào cấy ghép Implant uy tín hiện nay. 1. Chi phí trồng răng cửa […]

  Ngày: 12/03/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    4985