Nội dung bài viết

Một hàm răng nhỏ dễ dàng tố cáo khuyết điểm khuôn miệng khi cười nói. Chính vì vậy, nhiều người thường cảm thấy rất tự ti, e ngại trong giao tiếp khi sở hữu đặc điểm này. Trong nha khoa, răng nhỏ cũng là một trong những tình trạng răng cần sớm được cải thiện. Vậy, răng nhỏ phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dáng răng đặc biệt này ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé.

Răng nhỏ phải làm sao? Làm thế nào để cải thiện tình trạng răng nhỏ?

Răng nhỏ phải làm sao? Làm thế nào để cải thiện tình trạng răng nhỏ?

1. Răng nhỏ do đâu?

Răng nhỏ là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây ra đau đớn hay trực tiếp khiến lợi viêm, nướu chảy máu nhưng răng nhỏ lại khiến nụ cười trở nên mất thẩm mỹ. Vậy, răng nhỏ phải làm sao? Trước tiên, hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhỏ có thể xuất phát từ nhiều lý do.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhỏ có thể xuất phát từ nhiều lý do.

  • Yếu tố di truyền: Di truyền là yếu tố hàng đầu quyết định tới kích thước của từng chiếc răng trên cung hàm. Điều đó có nghĩa là: nếu ông bà, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có răng nhỏ thì khả năng các thế hệ con cháu cũng sẽ có những chiếc răng với kích thước bé là rất cao.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Khi không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho quá trình phát triển như: Canxi, Photpho, Vitamin D,… răng cũng có xu hướng nhỏ hơn so với kích thước tiêu chuẩn.
  • Tác động từ một số bệnh lý về răng miệng: còi xương, suy giáp,…cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Khi mọc răng thường có kích thước răng nhỏ, dễ gây ra hiện tượng răng thưa.
  • Thói quen xấu: mút tay, nghiến răng khi ngủ,… cũng được cho là nguyên nhân gây mòn men răng, khiến răng dần nhỏ đi.
  • Răng phải tiếp xúc với hóa chất độc hại: chì, thủy ngân,… trong thai kỳ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng tác động tới quá trình hình thành xương hàm và răng, làm nhỏ răng.
  • Các hội chứng hiếm gặp: Williams, Turner, Pieger, Rothmund,… cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển về kích thước của răng, làm răng bé hơn so với tiêu chuẩn.

2. Răng nhỏ dưới góc nhìn nhân tướng học như thế nào?

Răng nhỏ không chỉ là dáng răng lộ rõ khuyết điểm về mặt thẩm mỹ nha khoa. Chúng còn là kiểu răng không thực sự tốt về nhân tướng học. Để hiểu rõ về điều này, hiện nay, người ta chia hàm răng bé thành nhiều tổ hợp. Cụ thể:

2.1. Trường hợp răng nhỏ và thưa

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sở hữu dáng răng bé và thưa là người phóng khoáng, hào sảng và cởi mở. Trong giao tiếp, họ thường thể hiện mình là người hài hước, lôi cuốn và dễ dàng hấp dẫn đối phương. Cũng nhờ vào nét tính cách đặc trưng này, nữ giới có hàm răng nhỏ thường sẽ gặt hái được nhiều thành tựu trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, người phụ nữ có tướng răng nhỏ thường gặp nhiều thị phi trong cuộc sống, dễ bị đặt điều, vu oan.

Trong phong thủy, nam giới có hàm răng nhỏ là người biết vun vén, biết chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên, nếu hàm răng xếp thưa nhau thì họ là người có tính cách ích kỷ, nhỏ mọn.

Ngoài ra, hàm răng nhỏ, thưa với cả nam hay nữ giới đều được cho là người kém may mắn, không có chí tiến thủ trong công việc và cuộc sống nên khó chạm tới may mắn, tài lộc.

Người có hàm răng nhỏ và thưa được cho là thường kém may mắn trong cuộc sống.

Người có hàm răng nhỏ và thưa được cho là thường kém may mắn trong cuộc sống.

2.2. Trường hợp răng nhỏ và đều

Khi tìm hiểu: răng nhỏ phải làm sao với trường hợp răng đều lại có những đặc điểm riêng. Theo đó, ở cả nam và nữ giới có hàm răng đều, nhỏ đều là người có ngoại hình vượt trội, thu hút hơn người.

Trong công việc hay cuộc sống, họ thường gặp nhiều may mắn và có quý nhân phù trợ. Dáng răng nhỏ và đều cũng chỉ những người có suy nghĩ, lập luận rất logic, có chiều sâu. Trong mọi việc, họ đều có tính toán rất kỹ càng. Đây cũng là những người chung thủy, theo đuổi tín ngưỡng về cuộc hôn nhân viên mãn. Khi gặp được người vừa ý, họ sẽ không thay lòng.

Như vậy, nếu hàm răng nhỏ nhưng đều hẳn là dáng răng không hề xấu trong phong thủy. Khi cân nhắc về việc có nên chỉnh sửa kiểu răng bé không, bạn nên lưu ý về điều này.

Dáng răng nhỏ và đều được nhận xét khá tốt lành trong nhân tướng học.

Dáng răng nhỏ và đều được nhận xét khá tốt lành trong nhân tướng học.

2.3. Người sở hữu hàm răng nhỏ và nhọn

Răng nhỏ và nhọn trong phong thủy là tướng răng xấu. Người có hàm răng này tính tình thâm sâu, khó nắm bắt do lời nói của họ không có tính chân thực (hay nói dối).

Tất nhiên, những đánh giá, nhận định về hàm răng và tính cách con người chỉ dựa vào tâm linh và mang tính chủ quan cao. Những nhận định này không dựa trên cơ sở khoa học. Do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu hàm răng nhỏ của mình không được tốt. Tuy nhiên răng nhỏ thực tế là dáng răng không đảm bảo về tính thẩm mỹ. Do đó, việc sớm cải thiện tình trạng này là cần thiết, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

Răng nhỏ dưới góc nhìn nhân tướng học phần lớn là dáng răng không tốt.

Răng nhỏ dưới góc nhìn nhân tướng học phần lớn là dáng răng không tốt.

3. Răng nhỏ phải làm sao? Giải pháp khắc phục tình trạng răng nhỏ

Với câu hỏi: răng nhỏ phải làm sao, hiện nay công nghệ và kỹ thuật nha khoa hiện đại đã cho phép bạn có thể cải thiện tình trạng này. Hiện nay, có 03 phương pháp phục hình răng phổ biến gồm thường được nha sĩ khuyến nghị bao gồm: hàn trám răng, dán sứ Veneer và bọc răng sứ.

3.1. Dán sứ cho răng nhỏ

Dán răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ trong nha khoa được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Biện pháp này dùng miếng dán sứ được thiết kế cá nhân theo từng răng dán lên bề mặt các răng nhỏ bằng keo dán chuyên dụng. Miếng dán sứ siêu mỏng, độ cứng chắc cao và sắc độ trắng đều màu. Vì vậy, đây là phương pháp không chỉ giúp cải thiện kích thước răng mà còn hỗ trợ làm sáng răng, mang tính thẩm mỹ cao cho nụ cười.

Dán răng sứ là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng răng nhỏ hiệu quả.

Dán răng sứ là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng răng nhỏ hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả rõ rệt: cải thiện rõ rệt kích thước của các răng nhỏ, giúp răng đều hơn. Từ đó, trực tiếp khắc phục nhược điểm trên khuôn răng.
  • Thẩm mỹ cao: mặt dán sứ có sắc độ sáng, trong tự nhiên nên mang đến cảm giác như răng thật. Chúng mang đến sự hoàn thiện tối đa để bạn có được hàm răng đều đặn, trắng sáng.

Nhược điểm:

  • Dán răng sứ là phương pháp yêu cầu phải mài đi một phần men răng tự nhiên. Do đó, nếu không được thực hiện với kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chúng có thể gây nên tình trạng ê buốt răng nhạy cảm.
  • Chi phí thực hiện dán răng sứ thường cao hơn so với phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.
  • Miếng dán sứ nếu không được gắn kết tốt sẽ dễ bị bong tróc hoặc ố vàng trong quá trình sử dụng.

Để khắc phục hạn chế lớn nhất của phương pháp dán răng sứ truyền thống. Ngày nay, kỹ thuật dán sứ không mài Lamifilm đang là lựa chọn được đánh giá rất cao. Với miếng dán sứ có độ mỏng chỉ từ 0.01mm, được chế tác hoàn toàn thủ công, cá nhân hóa theo từng bề mặt răng. Lamifilm không chỉ giúp bảo tồn răng gốc tuyệt đối mà còn mang tới khả năng cải thiện tình trạng răng nhỏ triệt để. Đặc biệt hơn, miếng dán sư Lamifilm dù rất mỏng nhưng vẫn có độ cứng và sắc độ sáng rất ấn tượng. Chúng mang đến khuôn răng hoàn thiện các khuyết điểm, để nụ cười tự tin hơn.

Tại Việt Nam, Nha khoa Blossom là trung tâm nha khoa đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ Dán răng sứ không mài Lamifilm vào phục hình thẩm mỹ nha khoa. Phương pháp này được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ Daniel Kim với hơn 20 năm kinh nghiệm. Ông cũng là người từng tu nghiệp tại các nước có nền y học phát triển.

Nha khoa Blossom giúp khắc phục tình trạng răng nhỏ một cách triệt để,  mở ra cơ hội cho hàng nghìn khách hàng có được nụ cười rạng rỡ với hàm răng đều, đẹp.

Dán sứ không mài Lamifilm giúp bảo tồn răng gốc tối đa.

Dán sứ không mài Lamifilm giúp bảo tồn răng gốc tối đa.

3.2. Bọc răng sứ cho răng nhỏ

Nếu bạn đang băn khoăn: răng nhỏ phải làm sao thì bọc răng sứ cũng là một giải pháp rất đáng để tham khảo. Kỹ thuật này được thực hiện khi nha sĩ sẽ tiến hành mài đi một lớp cùi rằng nhằm tạo độ nhám và gắn mão sức lên trên. Tương tự như dán răng sứ, bọc sứ vừa giúp cải thiện tốt tình trạng răng bé. Đồng thời chúng cũng là giải pháp cho các nhược điểm: răng thưa, nhọn hay răng mọc không đều.

Ưu điểm

Nếu được chăm sóc tốt, mão sứ có thể tồn tại trên răng lên đến 20 năm mà vẫn rất chắc chắn, giữ được sắc độ sáng đều màu.

Các mão sứ mới được gắn lên cùi răng có khả năng đảm bảo ăn nhai tốt. Người dùng hoàn toàn có thể nhai nghiền cả với các thực phẩm cứng, dai.

Mão sứ mới bọc lên được thiết kế cá nhân hóa theo từng chiếc răng nên có hình dáng giống với răng thật, màu sắc đồng đều. Nếu không để ý kỹ, sẽ rất khó nhận ra răng đã được bọc sứ.

Nhược điểm

Bọc răng sứ yêu cầu phải mài nhiều răng tự nhiên. Do đó, kỹ thuật này không thực sự phù hợp với những ai đang gặp phải tình trạng răng nhạy cảm hoặc răng quá yếu.

Bọc răng sứ giúp cải thiện triệt để tình trạng răng nhỏ.

Bọc răng sứ giúp cải thiện triệt để tình trạng răng nhỏ.

3.3. Hàn trám răng thẩm mỹ cho răng nhỏ

Bên cạnh bọc/dán răng sứ thì hàn trám răng cũng là một gợi ý rất đáng tham khảo để phục hình răng nhỏ. Phương pháp thường được sử dụng để điều trị với tình trạng răng sâu hoặc răng quá nhỏ. Mô tả kỹ thuật này như sau: nha sĩ sẽ sử dụng lớp Gel trám răng chuyên dụng để trám lên bề mặt răng nhỏ. Hiện nay, chất gel được dùng phổ biến trong kỹ thuật hàn trám răng là Composite.

Ưu điểm

  • Hàn trám răng có chi phí tương đối thấp, phù hợp với nhiều khách hàng.
  • Chất liệu trám ngày càng tiên tiến nên giữ cho sắc trắng sáng tự nhiên giống với răng thật.

Nhược điểm

  • Hàn trám răng vốn không có độ bền lâu, trung bình, tuổi thọ chỉ khoảng 3 – 5 năm.
  • Composite có độ cứng cao nhưng dễ bị bong tróc trong quá trình ăn nhai.

Hàn trám răng chỉ phù hợp với những hợp răng quá nhỏ. Trường hợp răng quá nhỏ khiến vết trám lớn sẽ dễ lộ khuyết điểm nên thường không khuyến nghị áp dụng.

Nên hàn trám răng đối với trường hợp răng nhỏ nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí.

Nên hàn trám răng đối với trường hợp răng nhỏ nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí.

4. Tình trạng răng nhỏ có niềng được không?

Một trong các kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ thường thấy là niềng răng. Vậy khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: răng nhỏ phải làm sao, niềng răng có phải là biện pháp hiệu quả?

Theo các bác sĩ nha khoa, răng nhỏ cũng có thể điều trị với phương pháp niềng răng. Quá trình này thường sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm để có thể dần nắn chỉnh kích thước của các răng nhỏ. Niềng răng là một lựa chọn tốt để phục hình răng thẩm mỹ bởi chúng là kỹ thuật không xâm lấn tới cấu trúc răng, đảm bảo tối đa an toàn và sức khỏe sau khi tháo niềng.

Niềng răng giải pháp lý tưởng đối với trường hợp răng nhỏ.

Niềng răng giải pháp lý tưởng đối với trường hợp răng nhỏ.

5. Tổng kết

Với những thông tin được cung cấp trên, hi vọng rằng đã làm rõ cho bạn câu hỏi: răng nhỏ phải làm sao. Từ đó, sớm có phương hướng thăm khám và điều trị tốt nhất. Hãy đến với Nha khoa Blossom – thương hiệu nhà khoa hàng đầu tại tp. Hồ Chí Minh, hoạt động theo mô hình liên kết độc đáo Việt – Hàn để được tư vấn tốt nhất.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Một người trưởng thành có bao nhiêu răng, là câu hỏi đầy thú vị được rất nhiều người quan tâm. Theo kiến thức nha khoa, mỗi người khi trưởng thành đều có 32 chiếc răng bao gồm: 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng […]

  Ngày: 06/04/2024

Răng khểnh hiện đã trở thành một nét đẹp duyên dáng, thu hút của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu nụ cười khểnh hoàn hảo. Chính vì vậy, dán sứ răng khểnh là giải pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay, giúp bạn sở hữu nụ cười rạng […]

  Ngày: 02/05/2024

Dán răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến hiện nay, được nhiều người ưa chuộng. Đây không chỉ là một cách để chỉnh sửa hình dáng của răng một cách đơn giản mà còn giúp mang lại nụ cười đẹp, tự nhiên và tự tin trong thời gian ngắn. Việc tìm […]

  Ngày: 21/05/2024

Tình trạng chảy máu chân răng ngày càng trở nên phổ biến. Đây là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý về răng miệng như: viêm nha chu, viêm nướu,…Những căn bệnh này được các nha sĩ nhận xét ở mức nguy hiểm thấp. Tuy nhiên, chúng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện […]

  Ngày: 01/04/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    6939