Nội dung bài viết

Cấy ghép Implant được xem là phương pháp nha khoa hiện đại và hiệu quả nhất khi phục hình răng giả. Vậy ai nên cấy Implant, cần lưu ý gì khi cấy ghép? Quá trình diễn ra sẽ như thế nào? Tất cả sẽ được Nha khoa Blossom giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.

Cấy ghép Implant là gì? Những thông tin cần biết - Nha Khoa Blossom

Cấy ghép Implant là gì? Những thông tin cần biết – Nha Khoa Blossom

1. Giới thiệu về phương pháp cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant hay trồng răng Implant là kỹ thuật trồng răng giả cao cấp. Kể từ khi ra đời từ năm 1952 bởi một bác sĩ người Thụy Điển, đây được xem là phương pháp nha khoa phục hồi mất răng tối ưu và hiệu quả nhất trong ngành nha khoa cho đến nay. Vậy trồng răng Implant là gì?

1.1 Cấy ghép Implant là gì?

Phương pháp cấy ghép Implant về cơ bản là thay thế vị trí của răng đã mất bằng một chiếc răng giả từ trụ Implant. Implant là một loại vít có kích thước nhỏ bằng một chiếc chân răng thật, được làm từ titanium có khả năng tương thích tốt với xương.

Trụ Implant sẽ được các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành cấy ghép vào phần xương hàm ở vị trí răng đã mất. Từ đó tạo nên chân răng nhân tạo rồi gắn một mão sứ lên trên là sẽ có được một chiếc răng giả hoàn chỉnh với hình dáng và chức năng tương tự như răng đã mất đi.

Cấy ghép Implant là kỹ thuật thay thế chiếc răng đã mất bằng răng giả và cắm trụ Implant

Cấy ghép Implant là kỹ thuật thay thế chiếc răng đã mất bằng răng giả và cắm trụ Implant

Xem thêm: Trồng răng implant giá rẻ có tốt không?

1.2 Cấu tạo của một chiếc răng Implant

Một chiếc răng Implant gồm 3 phần chính: Trụ implant, khớp nối Abutment và mão sứ. Dưới đây là đặc điểm và chức năng của những bộ phận này.

  • Trụ Implant: Được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm, ngoại hình và chức năng đóng vai trò của một chiếc chân răng chắc chắn. Hình dáng trụ răng giống như ốc vít với các vòng xoắn liên tục, hình trụ thuôn dài và nhỏ dần. Vật liệu làm implant luôn phải là titanium cao cấp để đảm bảo không bị oxy hóa hay gây kích ứng, luôn an toàn cho người sử dụng.
  • Khớp nối Abutment: Là bộ phận kết nối chân răng và thân răng, đóng vai trò như cùi răng để nâng đỡ mão răng phía trên. Khớp nối Abutment có hình trụ ở hai đầu, giống như một lỗ của ốc vít, có thể gắn chặt vào trụ Implant. Khớp nối Abutment được thiết kế và chế tác tỉ mỉ, làm từ kim loại cao cấp không gỉ hoặc bằng sứ để không gây hại và có độ bền cao. Bộ phận khớp nối Abutment chỉ được gắn vào khi trụ Implant đã tích hợp hoàn hảo với xương hàm.
  • Mão răng sứ: Là phần thân răng được làm từ sứ cao cấp với phần lõi bên trong rỗng, vừa khít với phần đầu trên của khớp nối Abutment. Mão răng sứ là phần gắn vào cuối cùng. Răng có hình dáng, màu sắc, kích thước và đóng vai trò giống hệt chiếc răng đã mất. Mão răng sẽ được thiết kế riêng cho từng người, phải được làm chắc chắn, chính xác để đảm bảo thẩm mỹ và không rơi ra trong quá trình ăn uống, nhai hoặc vệ sinh răng miệng.
Cấu tạo của răng cấy ghép Implant gồm 3 phần chính trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ

Cấu tạo của răng cấy ghép Implant gồm 3 phần chính trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ

1.3 Tác dụng của cấy ghép Implant

Phương pháp cấy ghép Implant chính là phương pháp phục hình răng tiên tiến nhất hiện nay. Cấy ghép Implant mang lại nhiều tác dụng như:

  • Răng Implant chắc khỏe không thua kém gì răng thật: Do được thay thế toàn bộ, bao gồm cả chân và thân răng, trong đó phần chân răng cắm chắc vào xương hàm, nên bạn hoàn toàn yên tâm về độ chắc khỏe và chức năng của răng Implant khi ăn uống.
  • Tính thẩm mỹ cao: Răng giả có hình dáng, màu sắc giống y như chiếc răng thật. Đảm bảo người khác sẽ không nhìn ra điểm khác thường và giúp bạn luôn tự tin khi mỉm cười.
  • Độ bền cao, tuổi thọ lâu: Đây là một giải pháp nha khoa lâu dài, trung bình, phương pháp trồng răng Implant có thể giữ được lên đến tận 20 năm. Nếu chăm sóc răng miệng đúng cách và kỹ càng, răng Implant có thể duy trì suốt đời trên xương hàm.
  • Không gây khó chịu: Răng được làm chắc chắn, không bị lung lay, bung hoặc rơi ra ngoài.
  • Không biến dạng khuôn mặt: Mất răng có thể gây ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt như nếp nhăn, móm, da mặt chùng. Cấy ghép Implant có thể cải thiện vấn đề này.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương hàm: Khi mất răng, dù áp dụng các phương pháp như cầu răng sứ hay hàm giả thì xương hàm vẫn sẽ bị tiêu biến sau một khoảng thời gian. Phương pháp Implant cắm trụ Implant vào xương hàm, kích thích xương phát triển, bảo tồn xương.
  • Vệ sinh răng miệng dễ dàng: Răng giả được gắn chắc như răng thật, bạn có thể đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa hằng ngày.
  • Bảo vệ răng thật: Cấy ghép Implant không cần phải có sự tác động nào vào các răng thật xung quanh vị trí cắm Implant. Do đó, phương pháp vừa khôi phục hàm bằng răng giả, vừa không làm tổn thương đến răng thật.
Cấy ghép Implant giúp bảo vệ răng thật một cách tối ưu

Cấy ghép Implant giúp bảo vệ răng thật một cách tối ưu

1.4 Cấy ghép Implant có thể xảy ra rủi ro nào?

Tuy được xem là phương pháp nha khoa tiên tiến nhất hiện nay, cấy ghép Implant vẫn có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả và sức khỏe của bệnh nhân. Có thể kể đến như:

  • Không tương thích: Tình trạng này có thể xảy ra nếu chọn phải những nha khoa không uy tín dùng trụ Implant kém chất lượng. Nguyên nhân là do không thể hình thành sự gắn kết xương và mô sợi giữa bề mặt Implant. Khi đó, xương hàm và trụ Implant không tương thích nên xuất hiện tình trạng đào thải Implant.
  • Tổn thương xung quanh khu vực cấy ghép: Xảy ra do trình độ và tay nghề của bác sĩ hoặc do sự thiếu cẩn thận trong quá trình cấy ghép khiến vị trí đặt trụ sai lệch. Từ đó gây ra những tổn thương ở các mô xung quanh.
  • Chảy máu kéo dài: Chảy máu là điều không thể tránh khỏi trong quá trình cấy ghép Implant. Tuy nhiên, máu sẽ ngừng chảy sau khi đã kết thúc cấy ghép khoảng 30 phút.
  • Nhiễm trùng: Xảy ra với những triệu chứng như các mô xung quanh bị sưng, mưng mủ, lan xuống trụ răng làm chúng bị lung lay. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tấn công khi không giữ vệ sinh đúng cách hoặc quá trình cấy ghép không đạt môi trường vô trùng. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu mức độ sâu răng và nhiễm trùng quá nặng, không được khắc phục đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm, mất xương, cấy ghép Implant thất bại.
  • Viêm xoang: Xảy ra khi môi trường không đảm bảo vô trùng theo tiêu chuẩn. Bác sĩ không xác định được những thông số của xoang hàm, khoan quá mạnh, khoan sai hướng. Điều này có thể dẫn đến việc thủng màng xoang, kích ứng, làm tổn thương đáy xương, lâu dần gây viêm xoang hàm kéo dài.
  • Implant vỡ hoặc gãy xương: Quá trình cấy ghép Implant không đảm bảo an toàn làm xương hoặc Implant bị vỡ, gãy.
  • Chấn thương thần kinh: Đau đớn, tê hoặc mất cảm giác ở một số mô xung quanh vùng cấy ghép, ví dụ như răng, môi, cằm hoặc nướu.
Viêm xoang hàm là hiện tượng có thể xảy ra khi cấy ghép Implant không đúng cách

Viêm xoang hàm là hiện tượng có thể xảy ra khi cấy ghép Implant không đúng cách

Tỉ lệ gặp những rủi ro này rất nhỏ. Và bạn hoàn toàn có thể tránh được những biến chứng nếu chọn tiến hành cấy Implant ở những cơ sở nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao cùng sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị hiện đại như Nha Khoa Blossom.

1.5 Đối tượng nào không nên cấy ghép Implant?

Không phải ai cũng có thể cấy ghép Implant. Những nhóm đối tượng sau đây không nên thực hiện phương pháp nha khoa này.

  • Trẻ em dưới 18 tuổi: Xương hàm chưa phát triển toàn diện.
  • Người nghiện thuốc lá: Cần nhiều thời gian để hồi phục hơn người bình thường, nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, dễ bị đào thải Implant.
  • Phụ nữ có thai: Quá trình cấy ghép cần phải chụp X-quang, sử dụng thuốc gây tê, dùng kháng sinh chống viêm,… Những việc này đều có ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Người có sức khỏe kém: Người cấy ghép Implant phải có sức khỏe tốt.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường huyết và khả năng lưu thông máu của nhóm người này không ổn định, có thể ảnh hưởng đến sự thành công của cuộc tiểu phẫu.
  • Người bị tâm thần rối loạn: Người cấy ghép Implant phải có tâm lý ổn định, không quá hoảng loạn hoặc căng thẳng.
  • Người có tiền sử tim mạch, mắc bệnh máu ác sinh, ung thư hay suy thận: Sức khỏe không đủ, các bệnh nền có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình cấy ghép Implant.
  • Người có mật độ xương hàm không đủ: Phải cấy ghép xương trước rồi mới có thể cấy ghép Implant để nâng đỡ trụ răng giả.
Một số đối tượng không nên cấy ghép Implant

Một số đối tượng không nên cấy ghép Implant

Xem thêm: Cắm implant răng cửa bao nhiêu tiền

2. Các trường hợp nên cấy ghép Implant

2.1 Cần thay thế một răng mất

Đặt một trụ Implant ngay vị trí của răng bị mất. Sau đó sẽ tiến hành gắn phần mão sứ răng giả lên trên.

2.2 Thay thế nhiều răng mất liên tiếp

Nếu là hai răng mất liên tiếp, bác sĩ sẽ đặt hai trụ Implant liên tiếp và gắn hai mão răng sứ phía trên để đảm bảo chắc chắn khi ăn nhai. Trong trường hợp nhiều hơn hai răng liên tiếp, số lượng trụ Implant cần đặt có thể ít hơn số răng mất. Do chân răng bằng trụ Implant có độ chắc cao, có thể phục hình bằng các cầu răng sứ sau.

2.3 Thay thế toàn bộ các răng

Không cần phải cắm hết Implant cho toàn hàm mà thường chỉ cần dùng 6 – 8 trụ Implant và dùng mão răng sứ lắp sau. Hoặc bác sĩ sẽ dùng đến kỹ thuật Implant all on x (x là số trụ) và phục hình bằng hàm giả tháo lắp.

Trường hợp cần thay thế toàn bộ các răng có thể thực hiện phương pháp cấy ghép Implant

Trường hợp cần thay thế toàn bộ các răng có thể thực hiện phương pháp cấy ghép Implant

3. Có nên cấy ghép Implant không?

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng giả hiện đại và tối ưu nhất hiện nay. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, bao gồm quá trình thực hiện nhanh chóng, hiệu quả thẩm mỹ và chất lượng răng toàn như thật. Ngoài ra còn góp phần bảo tồn các răng thật xung quanh và phần xương hàm khỏe mạnh. Vì thế, việc cấy ghép Implant được khuyến khích thực hiện nhằm mang lại nụ cười tự tin.

4. Quy trình cụ thể khi thực hiện cấy ghép Implant

4.1 Khám và tư vấn

Trước khi cấy ghép Implant, việc duy trì và thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe là quan trọng. Phương pháp chẩn đoán chính là sử dụng CT Scanner 3D, giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên và tư vấn chính xác về loại trụ Implant thích hợp. Đồng thời giải thích chi tiết về quá trình cấy ghép và chi phí thực hiện. Điều này giúp bạn hiểu rõ và tự tin trước khi bắt đầu quá trình cấy ghép Implant.

4.2 Cấy ghép trụ

Sau khi chọn loại trụ Implant, bác sĩ sẽ thông báo ngày tiến hành cấy ghép. Trước phẫu thuật, bạn sẽ được khám tổng quát để đảm bảo sức khỏe phù hợp. Bác sĩ sử dụng thuốc tê để giảm đau khi đặt trụ Implant. Thời gian phẫu thuật có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng trụ và các yếu tố khác, nhưng thường diễn ra nhanh chóng.

Đặt trụ Implant thường được các bác sĩ tiến hành trong thời gian nhanh chóng

Đặt trụ Implant thường được các bác sĩ tiến hành trong thời gian nhanh chóng

4.3 Lấy dấu hàm và gắn răng tạm

Khoảng 2 – 3 ngày sau khi ghép trụ, bác sĩ sẽ gắn khớp nối Abutment và mão răng tạm thời để giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn. Lúc này, bạn phải tiếp tục đợi mô mềm lành lại và liên kết với trụ răng giả rồi mới chính thức đặt mão răng thích hợp.

4.4 Tái khám

Bác sĩ sẽ kiểm tra nơi cắm Implant và tình hình của nướu sau khoảng 7 – 10 ngày.

4.5 Gắn mão răng sứ

Khi vết thương đã lành hẳn, xương hàm và trụ Implant đã tương thích, mão răng sứ được gắn vào Implant qua khớp nối Abutment. Có hai cách cố định mão sứ là gắn vít hoặc dán để tạo sự chắc chắn và thẩm mỹ.

5. Các lưu ý khi thực hiện cấy ghép Implant

Để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra thuận lợi và có kết quả thành công, mau hồi phục, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây.

5.1 Trước khi cấy ghép Implant

  • Chụp X-quang: Việc này giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc xương hàm, mật độ xương và tình trạng răng để xác định phác đồ điều trị, vị trí và kích thước trụ Implant phù hợp.
  • Mô tả chi tiết về tình trạng sức khỏe: Bao gồm các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường nhằm tránh biến chứng khi phẫu thuật.
  • Chọn loại trụ Implant: Chọn theo ưu nhược điểm của từng loại và chi phí phù hợp nhất.
  • Không uống bia rượu, không hút thuốc lá trước và sau khi phẫu thuật: Các chất độc hại này có thể tác động đến độ tương thích của trụ Implant, răng, nướu, gây hại cho vết thương. Do đó, bạn nên ngừng hút thuốc trước 2 – 4 tuần trước khi phẫu thuật, tiếp tục kiêng sau đó 1 – 2 tháng.
Trước và sau phẫu thuật cấy ghép implant, không nên uống bia rượu hoặc hút thuốc lá

Trước và sau phẫu thuật cấy ghép implant, không nên uống bia rượu hoặc hút thuốc lá

  • Nhịn đói trước khi cấy ghép Implant nếu phải gây mê: Bởi thuốc mê có thể khiến dạ dày đang no khó chịu.
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, thoải mái: Cấy ghép Implant là một phương pháp nha khoa hiện đại, không quá rắc rối hay nguy hiểm, quá trình thực hiện nhanh chóng nên không cần quá căng thẳng.

5.2 Sau khi cấy ghép Implant

  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có aspirin: Bởi có thể gây chảy máu, làm các trụ Implant bị đào thải. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để tránh những cơn đau sau khi cấy ghép nên bạn hãy dùng thuốc theo như chỉ dẫn.
  • Không vận động mạnh sau 24 – 48 giờ sau phẫu thuật: Ví dụ như tập những bài thể dụng có cường độ mạnh, đánh răng ở vùng cấy ghép,… để tránh gây tác động làm chấn thương, có thể khiến Implant lung lay ra nơi cấy.
  • Tránh các chất kích thích: Gồm rượu, bia, thuốc lá trong 1 – 2 tháng để vết thương nhanh lành.
  • Hạn chế ăn thức ăn quá cứng hay để thức ăn rơi vào vùng cắm trụ Implant.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách: Trong những ngày đầu nên chăm sóc nhẹ nhàng, không để bàn chải tiếp xúc trực tiếp đến trụ Implant. Không súc miệng bằng nước muối sau 3 ngày đầu.
  • Chú ý về chế độ ăn uống: Điều này để có nhiều dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến vết thương. Hạn chế các thức ăn phải nhai nhiều, cứng hoặc quá nóng. Ưu tiên loại thức ăn mềm dễ nuốt, tránh các loại để lại nhiều mảng bám như khoai lang, khoai tây,…
Ăn thức ăn không cứng hoặc quá nóng, hạn chế ăn khoai tây, khoai lang sau phẫu thuật cấy ghép Implant

Ăn thức ăn không cứng hoặc quá nóng, hạn chế ăn khoai tây, khoai lang sau phẫu thuật cấy ghép Implant

6. Một số yếu tố tác động đến hiệu quả của kỹ thuật cấy ghép Implant

6.1 Kinh nghiệm, tay nghề của đội ngũ bác sĩ

Kinh nghiệm và tay nghề của đội ngũ bác sĩ đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của quy trình cấy ghép Implant. Bởi chính bác sĩ quyết định và thực hiện trong suốt quá trình cấy ghép. Chỉ cần một sai sót hoặc không cẩn trọng, dù nhỏ nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

6.2 Công nghệ, thiết bị thực hiện

Công nghệ và các loại trang thiết bị, máy móc thực hiện cũng không kém phần quan trọng. Nhờ các loại máy mà có thể nắm rõ tình hình xương hàm, khoang miệng, giúp cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.

6.3 Sức khỏe của bệnh nhân

Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của việc cấy ghép Implant. Nếu bệnh nhân có bệnh nền hoặc không có đủ sức khỏe, nhiều rủi ro không mong muốn có thể sẽ xảy ra. Hoặc là ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, hoặc nặng hơn có thể khiến Implant không thể tương thích, cấy ghép Implant thất bại.

Sức khỏe là điều kiện quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả cấy ghép Implant

Sức khỏe là điều kiện quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả cấy ghép Implant

6.4 Đơn vị thực hiện uy tín

Tất cả các yếu tố về đội ngũ bác sĩ và công nghệ, trang thiết bị sử dụng sẽ được đảm bảo nếu bạn chọn đúng đơn vị nha khoa uy tín. Hiện nay, Nha Khoa Blossom là một trong những địa chỉ hàng đầu được nhiều người tin tưởng khi chọn các dịch vụ nha khoa nói chung và trồng răng Implant nói riêng.

Nha Khoa Blossom là thương hiệu nha khoa hàng đầu tại Seoul, Hàn Quốc với hơn 12 năm hình thành và phát triển. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm hệ thống điều trị đạt chuẩn an toàn vượt trội. Cơ sở hạ tầng riêng biệt với không gian khang trang, cao cấp, nhiều trang thiết bị tiên tiến, được nhập trực tiếp từ nước ngoài. Có phòng Lab hiện đại ngay trong tòa nhà, đảm bảo quy trình khép kín từ chế tác đến điều trị.

Với dịch vụ cấy ghép Implant, Nha Khoa Blossom có phòng trồng răng Digital Implant với hệ thống vô khuẩn theo tiêu chuẩn Hàn Quốc, luôn giữ an toàn cho sức khỏe. Cùng với đó là hệ thống cấy ghép bằng máng định hướng phẫu thuật 3D, hạn chế tối đa xâm lấn giúp lành thương nhanh hơn, rút ngắn thời gian cấy ghép.

Đội ngũ các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu về Implant và nha khoa. Đặc biệt, bạn có thể được điều trị trực tiếp bởi Viện trưởng tu nghiệp từ Hoa Kỳ – Dr Kim Dong Hyun, có 20 năm kinh nghiệm tại Hàn Quốc. Do đó, khi thực hiện cấy ghép Implant ở đơn vị uy tín như Nha khoa Blossom, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả sau cùng.

Nha Khoa Blossom là đơn vị uy tín cấy ghép Implant chất lượng và an toàn

Nha Khoa Blossom là đơn vị uy tín cấy ghép Implant chất lượng và an toàn

7. Những câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant

7.1 Cấy ghép Implant có đau hay không?

Quá trình cấy ghép Implant thường được thực hiện dưới tình trạng gây tê, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Thời gian cấy ghép ngắn, chỉ khoảng 20 – 30 phút và bệnh nhân thường chỉ cảm nhận sự ê ẩm và tê cứng. So với nhổ răng, cấy ghép Implant ít đau hơn và cảm giác đau thường giảm sau 3 ngày, với vết cấy hoàn toàn lành sau 14 ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hay đau kéo dài, liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi và điều trị ngay.

7.2 Trường hợp tiêu xương hàm có cấy ghép Implant được không?

Câu trả lời là có. Nếu xương hàm bắt đầu bị tiêu hoặc mới chỉ tiêu ít, bác sĩ vẫn có thể cấy trụ Implant như thường. Sau khi Implant thành công, tình trạng tiêu xương có thể được cải thiện tốt thông qua các hoạt động ăn nhai. Trong trường hợp xương hàm bị tiêu nhiều, các bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép xương, nâng xoang trước rồi mới có thể cấy ghép Implant.

Trường hợp tiêu xương hàm vẫn cấy ghép Implant bình thường

Trường hợp tiêu xương hàm vẫn cấy ghép Implant bình thường

7.3 Độ tuổi phù hợp để cấy ghép Implant là bao nhiêu?

Độ tuổi phù hợp để cấy ghép Implant là từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nếu chỉ mới 16 – 17 tuổi nhưng phần xương hàm đã phát triển hoàn thiện, đủ cứng cáp thì vẫn có thể cấy ghép Implant với độ an toàn và thành công tương tự như các trường hợp khác.

Nếu mất răng vĩnh viễn khi chưa đủ 18 tuổi, xương hàm chưa phát triển hoàn chỉnh thì các bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa để giữ khoảng cách răng thích hợp. Chờ đến khi đủ tuổi và xương hàm đủ điều kiện cứng chắc thì sẽ thực hiện cấy Implant sau.

7.4 Nên trồng mấy trụ Implant đối với trường hợp mất hết răng?

Mất 1 răng sẽ trồng 1 trụ Implant. Vậy trong trường hợp mất hết răng có phải cấy 14 trụ Implant không? Câu trả lời là không. Tùy vào tình trạng riêng của từng người như vị trí mất răng, khoảng mất răng rộng hay hẹp, tương quan giữa hai hàm, và mật độ xương hàm mà bác sĩ sẽ đưa ra từng chỉ định khác nhau sau khi khám và chụp phim.

Thông thường trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho đặt số lượng trụ Implant sẽ ít hơn số răng mất. Việc này có thể giúp khách hàng tối ưu chi phí mà không chịu nhiều đau đớn. Khi mất răng toàn hàm, sẽ cần ít nhất từ 6 – 8 trụ Implant trên một hàm để đảm bảo chắc chắn nhất.

Số trụ Implant được cấy ghép cho người mất hết răng sẽ dựa trên chẩn đoán và kết luận của bác sĩ

Số trụ Implant được cấy ghép cho người mất hết răng sẽ dựa trên chẩn đoán và kết luận của bác sĩ

7.5 Cấy ghép Implant có giá bao nhiêu?

Giá của dịch vụ cấy ghép Implant bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như loại Implant bạn chọn, tình trạng răng và hàm cũng như tùy vào từng nha khoa khác nhau. Mức giá rẻ nhất là khoảng 15 triệu đồng khi ghép Implant đơn lẻ và lên đến hơn 240 triệu đồng khi chọn Implant toàn hàm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cấy ghép Implant mà Nha khoa Blossom vừa chia sẻ với bạn. Hãy liên hệ Nha khoa Blossom để được các chuyên gia và nha sĩ hàng đầu thăm khám và tư vấn kỹ càng nhất khi có nhu cầu trồng răng Implant.

NHA KHOA BLOSSOM – MODERN DENTAL CLINIC FROM KOREA

  • Hotline: (028) 2210 3280 – 1800 2058 (phím 2)
  • Địa chỉ:
    • 119 – 121 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • 12 Seolleung-ro 94-gil, Gangnam-gu, Seoul, Hàn Quốc
Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Một nụ cười đẹp cần hội tụ đủ các yếu tố môi, răng, lợi hài hòa và nếu một trong các bộ phận này mắc khuyết điểm sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Khuyết điểm cười hở lợi khiến nhiều người tự ti với nụ cười của mình. Tuy nhiên, hiện […]

  Ngày: 12/03/2024

Răng ố vàng không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, theo các nha sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. 10+ […]

  Ngày: 05/04/2024

Trồng răng Implant có nguy hiểm không? là câu hỏi thường gặp nhất khi khách hàng thực hiện cấy ghép Implant. Trên thực tế, đây là một kỹ thuật an toàn và ít khi xảy ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả […]

  Ngày: 19/04/2024

Nướu là một trong những bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất trong khoang miệng. Nướu bị sưng và có mủ là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nướu chân răng đã ở giai đoạn nặng, vi khuẩn đã tấn công và gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn […]

  Ngày: 12/03/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    4664