Nội dung bài viết

Dán sứ Veneer đang là lựa chọn khá phổ biến cho nhu cầu nha khoa thẩm mỹ hiện nay. Tuy vậy, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về dịch vụ này, vẫn phân vân không biết có nên dán răng sứ Veneer không? Dán sứ có bền không? Có phương pháp nào thay thế cho dán răng sứ Veneer đảm bảo không đau hay không? Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để có được quyết định đúng đắn nhất.

Có nên dán răng sứ Veneer không? - Nha Khoa Blossom

Có nên dán răng sứ Veneer không? Ưu và nhược điểm của dán sứ Veneer

1. Thế nào là dán sứ Veneer?

  • Dán sứ Veneer là tên một phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ hiện đại. Mặt dán sứ Veneer được thiết kế dưới dạng vỏ mỏng, có độ dày từ 0.3 đến 0.5 mm. Chúng được gắn lên bề mặt ngoài răng nhằm cải thiện hình dáng, giúp bạn đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn.
  • Phương pháp dán sứ thẩm mỹ Veneer có thể được áp dụng để điều trị nhiều vấn đề về thẩm mỹ răng. Có thể kể đến như răng bị sứt mẻ, thưa, ố vàng, răng to nhỏ không đều.
Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình răng hiện đại, mặt dán sứ có độ dày twf0.3 - 0.5 mm

Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình răng hiện đại, mặt dán sứ có độ dày twf0.3 – 0.5 mm

2. Có nên dán răng sứ Veneer không?

Mặt dán sứ Veneer răng đang trở nên phổ biến hơn trong các dịch vụ phục hình thẩm mỹ răng. Vậy có nên dán răng sứ veneer không?

Ưu nhược điểm của mặt dán veneer là gì:

  • Tính thẩm mỹ cao: Ưu điểm đầu tiên của dán sứ Veneer khiến nhiều người lựa chọn chính là mặt dán sứ có độ trong và màu sắc khá tự nhiên. Điều này giúp tăng khả năng khắc phục các khuyết điểm về răng, mang lại nụ cười mới đẹp và trắng sáng.
  • Hạn chế việc mài răng: Nhiều người lo lắng việc mài răng nên phân vân không biết có nên đi dán răng sứ. Trong khi các phương pháp chụp sứ toàn phần yêu cầu bắt buộc phải mài răng, dán Veneer sứ lại chỉ tập trung dán sứ vào mặt bên ngoài của răng. So với bọc sứ răng sẽ mài từ 60 – 70% men răng thì tỷ lệ đó ở Veneer chỉ từ 20 – 30%. Do đó, phương pháp này hạn chế can thiệp đến cấu trúc răng tự nhiên.
  • Thoải mái ăn nhai: Một ưu điểm khác chính là sau khi dán sứ, bạn có thể ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày bình thường mà không cảm thấy vùng dán sứ bị cộm hay có cảm giác vướng víu. Đó là vì mặt sứ Veneer có kích thước mỏng (chỉ từ 0.3 đến 0.7mm), nên sau khi dán sẽ hoàn toàn khít với răng thật. Từ đó, bạn có thể thoải mái trong việc ăn uống.
  • Độ bền cao: Theo ước tính của các chuyên gia trong ngành nha khoa, tuổi thọ trung bình của răng sứ Veneer có thể kéo dài từ 8 đến 10 năm. Tuy nhiên, nếu bác sĩ có kỹ thuật dán sứ cao, miếng sứ được chế tác cao cấp, kết hợp với việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì miếng dán có thể được sử dụng lâu hơn so với thời gian nêu trên.
Dán răng sứ Veneer mang lại tính thẩm mỹ cao

Dán răng sứ Veneer mang lại tính thẩm mỹ cao

Dán sứ răng Veneer cho độ bền cao

Dán sứ răng Veneer cho độ bền cao

Nhược điểm dán sứ Veneer bao gồm:

  • Không áp dụng cho toàn bộ trường hợp và đối tượng: Không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng kỹ thuật dán sứ Veneer. Phương pháp này chỉ can thiệp về hình dáng và màu sắc của răng mà không hoặc mài rất ít phần mặt ngoài răng. Do đó, với các trường hợp răng bị thưa, răng bị xô lệch hay sứt mẻ quá nặng thì không thể dùng dán sứ Veneer để phục hình răng.
  • Kỹ thuật thực hiện dán sứ phức tạp: Kỹ thuật dán Veneer chỉ có được kết quả tốt khi bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm đảm nhận. Không chỉ lên phác đồ điều trị chính xác, mà trong quá trình thực hiện, bác sĩ cần phải cẩn thận và tỉ mỉ trong từng bước. Dù chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng miếng dán sứ Veneer lỏng lẻo, không còn thẩm mỹ và dễ rơi ra sau một thời gian ngắn. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu có nên dán răng Veneer, hãy ưu tiên những nha khoa chất lượng, uy tín để được tư vấn và yên tâm về chất lượng dịch vụ.
  • Có giá thành và chi phí dán sứ tương đối cao: Một số khách hàng vẫn phân vân chưa biết có nên dán răng sứ Veneer không vì chi phí bỏ ra cho dịch vụ này tương đối cao. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật nha khoa cao cấp, yêu cầu tay nghề bác sĩ giỏi cùng nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của nhiều thiết bị, máy móc hiện đại. Quan trọng nhất, mặt dán sứ Veneer phải được chế tác từ chất liệu cao cấp với nhiều công đoạn tỉ mỉ để tạo nên được miếng dán phù hợp với từng người.
  • Tỷ lệ mài răng cao, gây ê buốt: Dán sứ Veneer thường cần mài men răng từ 20 – 30% nên sẽ dễ bị ảnh hưởng đến cấu trúc của răng thật. Do đến 1 số trường hợp sau khi dán sứ sẽ gặp tình trạng ê buốt, hơi thở có mùi gây khó chịu cho bệnh nhân.
Dán sứ Veneer sở hữu kỹ thuật thực hiện phức tạp

Dán sứ Veneer sở hữu kỹ thuật thực hiện phức tạp

3. Các vấn đề răng miệng nào có thể khắc phục bằng dán răng sứ Veneer

Dán răng sứ Veneer thường được sử dụng để sửa chữa các bệnh răng miệng thường gặp:

  • Răng bị đổi màu;
  • Điều trị tủy răng;
  • Vàng răng do kháng sinh tetracycline hoặc các loại thuốc khác;
  • Răng có quá nhiều florua;
  • Vết trám nhựa lớn;
  • Răng bị mòn;
  • Răng bị mẻ hoặc gãy;
  • Răng mọc lệch lạc, răng mọc không đồng đều hoặc có hình dạng bất thường;
  • Răng có khoảng trống giữa.

4. Quy trình dán sứ Veneer cụ thể

Mỗi nha khoa sẽ đưa ra quy trình dán sứ khác nhau và có phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp riêng của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, một quy trình dán răng sứ Veneer chuẩn sẽ bao gồm 5 bước chính sau đây:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng: Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng của hàm răng để xác định liệu phương pháp dán sứ Veneer có phù hợp không. Quá trình này có thể bao gồm chụp phim X quang để có đánh giá chính xác hơn.
  • Bước 2: Mài bớt men răng: Để chuẩn bị cho quá trình dán sứ Veneer, bác sĩ sẽ mài bớt một lượng men răng nhỏ để tạo không gian cho việc đặt sứ.
  • Bước 3: Lấy dấu hàm và chọn màu răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm răng của bạn để tạo ra mẫu Veneer phù hợp. Đồng thời, màu sắc của Veneer cũng sẽ được chọn sao cho phù hợp với màu tự nhiên của răng.
  • Bước 4: Tạo hình mô phỏng cho Veneer: Mẫu dấu hàm răng sẽ được gửi đến phòng Labo nha khoa để tạo ra hình mô phỏng Veneer trên phần mềm thiết kế 3D CAD/CAM. Quá trình này sẽ tạo ra một bản mô phỏng chính xác về hình dạng và kích thước của Veneer.
  • Bước 5: Dán Veneer: Bác sĩ sẽ đặt Veneer lên răng của bạn để kiểm tra sự phù hợp và điều chỉnh nếu cần. Sau khi đảm bảo rằng Veneer vừa vặn hoàn hảo, bác sĩ sẽ tiến hành dán Veneer.

Sau khi hoàn thành quá trình dán sứ Veneer, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Cùng với đó là các biện pháp bảo quản để giữ cho Veneer được bền đẹp và duy trì màu sắc lâu dài.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng trước khi đưa kết luận có nên dán sứ Veneer hay không

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng trước khi đưa kết luận có nên dán sứ Veneer hay không

5. Dán răng sứ Veneer bao nhiêu tiền?

Chi phí cũng là một phần quan trọng mà bạn nên tìm hiểu khi còn đang băn khoăn có nên dán sứ Veneer không. Mức giá cụ thể còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng răng miệng của khách hàng, loại sứ Veneer, số lượng răng cần dán, tay nghề bác sĩ, chính sách của từng nha khoa…. Trung bình mức giá cho dịch vụ dán Veneer sứ hiện nay là khoảng từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng/răng.

6. Lưu ý gì sau khi dán sứ Veneer?

Để miếng dán sứ luôn đẹp và có độ bền cao, cũng như bảo vệ sức khỏe sau khi dán sứ, bạn cần lưu ý 3 điều quan trọng nhất sau đây.

Chế độ ăn uống: Ăn uống là hoạt động chính của răng miệng, vì thế, bạn nên có một chế độ và thói quen ăn uống lành mạnh, thích hợp chính là lưu ý đầu tiên sau khi dán Veneer.

  • Không hút thuốc lá. Thuốc lá gây hại cho sức khỏe răng miệng, làm giảm độ bền của mặt sứ.
  • Tránh uống nước màu sẫm để bảo vệ độ bền và đẹp của răng như cà phê, trà, soda.
  • Phân chia lực cắn và nhai vào các bên hàm để tránh gây áp lực lớn lên mặt sứ Veneer.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, cứng, dai và không sử dụng răng để mở nắp chai, xé bao bì,…

Chăm sóc răng miệng: Bạn nên chăm sóc răng miệng thông qua những cách dưới đây để bảo vệ mặt sứ Veneer một cách toàn diện:

  • Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng nước súc miệng: Để làm sạch mảng bám trong khoang miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa và tăm nước: Dùng chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các răng.
  • Thăm khám định kỳ: Sau khi dán sứ Veneer, hãy đi khám định kỳ để kiểm tra răng miệng. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ bám keo, tình trạng răng và khớp cắn của bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tránh uống các loại nước sẫm màu sau khi dán sứ Veneer

Tránh uống các loại nước sẫm màu sau khi dán sứ Veneer

7. Lamifilm – Công nghệ dán sứ không mài tiên tiến, bảo tồn tối đa răng gốc

Tuy nói rằng dán sứ Veneer không hại đến răng thật, nhưng phương pháp này vẫn bắt buộc phải mài một lớp răng bên ngoài. Do đó, điều này vẫn làm nhiều người cảm thấy lo ngại về cảm giác ê buốt, đau đớn trong và sau quá trình dán sứ. Vậy liệu công nghệ nha khoa hiện tại còn phương pháp nha khoa thẩm mỹ dán răng sứ nào khác ngoài Veneer không?

Kỹ thuật dán sứ Lamifilm hiện đại, cho nụ cười đẹp nhất mà hoàn toàn không cần mài răng gốc là phương pháp hoàn hảo dành cho bạn. Điểm đặc biệt của Lamifilm chính là sở hữu miếng sứ cực mỏng, chỉ 0.01 mm. Miếng sứ này được chế tác sao cho có độ dày mỏng khác nhau ở mặt dán, ứng với bề mặt của răng gốc. Nhờ vậy, khi dán miếng sứ lên bên ngoài răng mà không cần mài mòn, vẫn duy trì được độ bền và cho ra kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất. Kỹ thuật này được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm đặc biệt như:

  • Không ảnh hưởng đến răng thật và răng xung quanh; dán được nhiều vị trí khác nhau trên răng.
  • Khôi phục lại hình thái của các răng bị hư hại.
  • Có độ bền màu và tuổi thọ cao.
  • Không gây đau đớn, không gây tê nên quá trình điều trị nhanh.
Kỹ thuật dán sứ không mài Lamifilm với độ bền màu cùng tuổi thọ cao

Kỹ thuật dán sứ không mài Lamifilm với độ bền màu cùng tuổi thọ cao

Dịch vụ dán sứ Lamifilm hiện đang là kỹ thuật độc quyền tại Nha Khoa Blossom, thương hiệu nha khoa uy tín hàng đầu đến từ Hàn Quốc. Với sự dẫn dắt của Viện trưởng Daniel Kim kết hợp cùng bàn tay vàng của nghệ nhân chế tác sứ Kwon Dong Woo, nhiều trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy móc và phòng nha tiên tiến, Nha Khoa Blossom đã trở thành nơi mang lại nụ cười hoàn hảo cho nhiều khách hàng.

Viện trưởng Daniel Kim tốt nghiệp tại trường Đại học danh tiếng Yonsei, Hàn Quốc. Ông là người châu Á đầu tiên trở thành thành viên chính thức của Oral Design – Thụy Sĩ. Đây là một tổ chức về Thẩm mỹ Nha khoa hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, Dr.Daniel Kim còn xuất sắc hoàn thành các khóa học về thẩm mỹ nha khoa tại các cơ sở, trường học danh giá tại Hoa Kỳ.

Trên đây là những thông tin về dán sứ Veneer, gồm chi tiết phương pháp, ưu và nhược điểm cũng như những lưu ý sau khi dán sứ. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã hiểu thêm về dán sứ Veneer, biết thêm về kỹ thuật dán sứ Lamifilm và đưa ra được quyết định có nên dán răng sứ Veneer không. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về dán sứ cũng như các dịch vụ nha khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến ngay Nha Khoa Blossom để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn kỹ hơn.

Chân dung Dr.Daniel Kim - Viện trưởng Nha Khoa Blossom Seoul, Hàn Quốc

Chân dung Dr.Daniel Kim – Viện trưởng Nha Khoa Blossom Seoul, Hàn Quốc

Thông tin liên hệ Nha Khoa Blossom:

  • – Tại VN: 119 – 121 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • – Tại HQ: 12 Seolleung-ro 94-gil, Gangnam-gu, Seoul, Hàn Quốc.
  • Hotline: 028.2210.3280

Bài viết liên quan

Hàm răng giả tháo lắp là gì và lựa chọn phương pháp này để phục hình răng liệu có tốt hay không đang là thắc mắc của nhiều người. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hàm răng giả tháo lắp, cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau […]

  Ngày: 19/05/2024

Răng sứ Titan được xem là giải pháp hiện đại nhằm nâng cao thẩm mỹ nụ cười một cách hiệu quả. Đối với các trường hợp, răng của bạn đã có dấu hiệu bị yếu, cần phục hồi chức năng ăn nhai hay kém thẩm mỹ thì dòng răng sứ Titan chính là phương pháp cải thiện tốt […]

  Ngày: 21/05/2024

Sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều màu, tạo nên nụ cười rạng rỡ là điều mà nhiều người mong muốn. Chính vì vậy, khi phải đối mặt với hiện tượng răng bị đổi màu, người mắc đều loay hoay, không biết nên làm thế nào để có thể cải thiện xử lý tình […]

  Ngày: 19/04/2024

Răng sâu là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người băn khoăn không biết nên nhổ hay trám răng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về 4 phương pháp trám răng bị sâu hiệu quả hiện […]

  Ngày: 22/03/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    6153