Nội dung bài viết

Nghiên cứu nha khoa mới đây nhất đã chỉ ra rằng: khoảng 25% – 35% dân số đã từng hoặc đang gặp phải tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp. Đây là một triệu chứng nhiều người mắc phải và được nhiều người quan tâm. Tình trạng này gây ra sự lo lắng cho nhiều bệnh nhân, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và gây suy giảm sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Để giúp bạn hiểu sâu hơn vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ và đưa ra cách điều trị hiệu quả.

Há miệng có tiếng kêu khớp có nguy hiểm không? Điều trị thế nào hiệu quả?

Há miệng có tiếng kêu khớp có nguy hiểm không? Điều trị thế nào hiệu quả?

1. Há miệng có tiếng kêu khớp là gì?

Khi há miệng có tiếng khớp kêu thì đó là do rối loạn thái dương hàm gây nên. Khớp thái dương hàm là một cơ quan trong bộ máy nhai gồm răng, cơ nhai và khớp thái dương hàm. Ba bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau nên khi một trong ba gặp vấn đề sẽ khiến bộ máy nhai bị rối loạn. Khi đó, người bệnh có thể mắc chứng rối loạn chức năng hàm.

Há miệng có tiếng kêu khớp là tình trạng rất nhiều người mắc phải.

Há miệng có tiếng kêu khớp là tình trạng rất nhiều người mắc phải.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn thái dương hàm. Từ những hành động, thói quen tưởng chừng vô hại như nhai kẹo cao su quá nhiều, cắn móng tay, nghiến răng,… sẽ dẫn tới mòn khớp thái dương hàm. Do vậy, khi cử động hàm, người bệnh sẽ nghe thấy những tiếng lách cách.

2. Tại sao lại xuất hiện tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp?

Thông thường, lồi cầu và đĩa khớp nằm thẳng hàng với nhau. Đĩa khớp là bộ phận có dạng lõm ở giữa và lồi cầu là bộ phận chịu lực lên phần lõm nhất của đĩa khớp. Khi há miệng, lồi cầu sẽ đi ra phía trước và khi ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu. Mỗi khi lồi cầu di chuyển, đĩa khớp luôn đi theo. Và nếu khuôn hàm của bạn ở trạng thái bình thường thì sẽ không xuất hiện tiếng kêu khớp khi há miệng.

Viêm khớp thái dương là một trong những nguyên nhân chính khiến khớp có tiếng kêu khi bạn há miệng.

Viêm khớp thái dương là một trong những nguyên nhân chính khiến khớp có tiếng kêu khi bạn há miệng.

Trong tình huống khi đã ngậm miệng mà đĩa khớp không nằm trên lồi cầu và khi há miệng, đĩa khớp trên lồi cầu lại đi ra trước được xem là bất thường. Ngược lại, khi bạn ngậm miệng, lồi cầu đĩa khớp cũng trở về vị trí ban đầu, nên việc bị trượt đĩa khớp tái hồi làm xuất hiện tiếng lạo xạo. Sự vận hành không ăn khớp giữa lồi cầu và đĩa khớp chính là lý do tiếng kêu mà bạn có thể nghe thấy ở khoang miệng. Tình trạng này thường được gọi là trượt đĩa khớp có tái hồi.

Như vậy, có thể hiểu: tiếng kêu phát ra khi há miệng là một bất thường về nha khoa. Trên lý thuyết, lồi cầu chịu lực vào đĩa khớp là lý tưởng nhất. Tình huống đĩa trật khỏi vị trí, lồi cầu sẽ chèn ép vào phần mô mềm phía sau. Vì mô mềm là nơi chứa rất nhiều mạch máu và thần kinh nên có thể gây đau. Một vài trường hợp nặng hơn sẽ làm thủng luôn phần mô mềm dẫn đến tiếng kêu lạo xạo do 2 đầu xương tiếp xúc với nhau. Lâu dần sẽ dẫn tới tiêu đầu lồi cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế thì cơ thể con người thích nghi rất tốt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chỉ khoảng 7% những người há miệng có tiếng kêu khớp sẽ tiến triển nặng thêm. Bình thường, số còn lại sẽ hình thành sự xơ hóa mô mềm sau đĩa và bạn vẫn có thể thực hiện chức năng của hàm an toàn nếu bạn đi nha sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên.

3. Tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp có nguy hiểm?

Đầu tiên, triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm là các cơn đau vùng cơ nhai, sưng viêm ở vùng khớp hàm. Những cơn đau, viêm sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng nhai của răng và các hoạt động đời sống hàng ngày. Về lâu về dài, tình trạng này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chứng thoái hoá khớp. Đôi khi, chúng cũng kèm theo biến chứng điển hình như: dính lồi cầu vào hõm, tiêu xương chỏm lồi cầu, mòn bề mặt khớp,…

Tùy theo từng diễn tiến mà tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp có thể gây nguy hiểm ít nhiều.

Tùy theo từng diễn tiến mà tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp có thể gây nguy hiểm ít nhiều.

Mặc dù, há miệng có tiếng kêu khớp là một dấu hiệu bất thường nhưng cũng khá khó để khẳng định tình trạng này thực sự nguy hiểm hay không. Nếu người bệnh cảm thấy quan ngại về sức khỏe của bản thân thì tốt nhất nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở ý tế. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xem xét cụ thể để đưa ra hướng giải quyết phù hợp giúp bạn. Việc điều trị khớp thái dương hàm không đơn thuần để làm mất tiếng khớp kêu mà mục đích chính là để ổn định bộ máy nhai của bạn.

Tuy nhiên, trên thực tế, để chấm dứt hoàn toàn tình trạng há miệng nghe thấy  tiếng kêu khớp là rất khó. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và dẫn đến những tiên lượng xấu. Ví dụ khi hàm không còn tiếng kêu nhưng bạn lại không thể mở miệng. Khi này, khớp đĩa đệm của bạn đã bị trật ra khỏi vị trí ban đầu. Đây chính là một tình trạng vô cùng nguy hiểm và người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu tình trạng đã kéo dài quá 3 tuần thì sức khoẻ của bạn đang ở mức báo động.

4. Há miệng có tiếng kêu khớp có cần điều trị không?

Há miệng phát ra tiếng kêu thể hiện cơ thể đang có những bất thường nhưng việc này thường không phải vấn đề quá đáng ngại. Tuy nhiên, cần cảnh tỉnh trong trường hợp tình trạng của bạn kéo theo các hiện tượng sau đây:

  • Cảm thấy đau nhức hoặc tê mỏi ở khu vực cơ hàm.
  • Bộ phận các cơ nhai có cảm giác đau.
  • Cảm giác đau xuất hiện ở vùng trước tai và trong tai.
  • Các vùng thái dương, cổ, vai, gáy bị đau nhức, tê buốt.
  • Khi mở hàm hoặc đóng hàm xuất hiện những tiếng kêu lục cục.
  • Đau nhức nửa đầu thường xuyên.
  • Khớp hàm bị cứng gây khó khăn cho việc há miệng và nhai thức ăn.
  • Xuất hiện tiếng kêu và cảm giác đau nhức khi há miệng hoặc nhai.
Cần thăm khám sớm khi phát hiện mình há miệng có tiếng kêu ở khớp.

Cần thăm khám sớm khi phát hiện mình há miệng có tiếng kêu ở khớp.

Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn nên ngay lập tức tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bạn có thể đang mắc phải một trong những chứng bệnh như:

  • Chấn thương hàm như trật hoặc gãy khớp hàm.
  • Viêm khớp hàm.
  • Nhiễm trùng xương hàm do các vấn đề về sức khỏe răng miệng, điển hình là sâu răng nhưng không được điều trị kịp thời.
  • Hội chứng đau mỏi cơ. Điều này bắt nguồn từ việc căng cơ, mỏi cơ và co thắt ở các vùng cơ nhai.
  • Răng bị mọc lệch do khớp cắn ngược, hở hoặc chéo.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Dấu hiệu xuất hiện khối u và cụ thể là u nguyên bào tủy. Đây là một khối u rất hiếm và nguy hiểm. Chúng thường hình thành ở các vị trí gần răng khôn hay răng hàm.

5. Cách khắc phục khi gặp phải tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp

Tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bạn. Dưới đây là những cách khắc phục hiệu quả khi gặp tình trạng này cho bạn tham khảo:

5.1.  Điều trị tình trạng khớp kêu khi há miệng

Khi cảm thấy tiếng khớp kêu khi há miệng ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày, điển hình như đau nhức khớp hàm, khó mở miệng, khó khăn khi nhai thức ăn, bệnh nhân nên ngay lập tức tới nha khoa để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ phân tích, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn. Nhìn chung, có 2 cách điều trị tình trạng rối loạn thái dương hàm như sau:

  • Biện pháp điều trị xâm lấn: Siêu âm khớp hàm, bơm rửa khớp hàm, phẫu thuật khớp hàm,…
  • Phương pháp điều trị bảo tồn: Nha sĩ sẽ sử dụng các máng nhai hoặc các biện pháp vật lý trị liệu, chiếu hồng ngoại,… trực tiếp tác động vào khớp hàm để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được kê thêm một số loại thuốc để uống tại nhà.
Phẫu thuật hàm sẽ được chỉ định trong một vài trường hợp tình trạng viêm khớp thái dương nặng.

Phẫu thuật hàm sẽ được chỉ định trong một vài trường hợp tình trạng viêm khớp thái dương nặng.

5.2. Khi há miệng có tiếng kêu khớp nhưng không gây nhiều đau nhức

Trong trường hợp khớp kêu khi há miệng không gây đau nhức, khó chịu,… thì rất có thể đây không phải vấn đề lớn đe doạ sức khoẻ của bạn. Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:

  • Chườm nóng/lạnh.
  • Ăn đồ ăn mềm, nếu bữa ăn có các món dai, cứng thì các món ăn đó cần được cắt nhỏ để tránh ảnh hưởng xấu tới khớp cắn.
  • Sử dụng máng nhai bảo vệ răng vào ban đêm.
  • Thay đổi những thói quen gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như cắn móng tay, nghiến răng, nhai kẹo cao su thường xuyên,…
  • Tập các bài tập yoga và ngồi thiền để giúp giảm căng thẳng. Cùng với đó, sức khỏe của khớp cắn và toàn cơ thể sẽ thay đổi tích cực hơn rất nhiều.
Sử dụng máng nhai giúp bảo vệ răng tốt hơn vào ban đêm.

Sử dụng máng nhai giúp bảo vệ răng tốt hơn vào ban đêm.

5.3. Khi há miệng có tiếng kêu khớp và gây đau nhức

Khi bạn há miệng và cảm thấy tiếng kêu ở khớp cùng với đau nhức, đây rất có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử tại nhà để giảm các triệu chứng:

  • Tập trung vào sử dụng khớp hàm đúng cách: Hãy ý thức đúng về việc bạn sử dụng khớp hàm như thế nào, tránh những hành động làm triệu chứng nặng hơn.
  • Tập trung vào tư thế ngủ: Một tư thế ngủ đúng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp hàm.
  • Massage nhẹ nhàng: Dùng tay massage quanh khu vực hàm từ 5 đến 10 phút sẽ giúp giảm đau rất hiệu quả.
  • Bài tập giãn cơ hàm: Thực hiện các bài tập giãn cơ mặt có thể giúp giảm căng cơ và đau nhức cơ.
Nha sĩ khuyến cáo bạn nên tập thói quen nằm đúng tư thế để bảo vệ cấu trúc hàm.

Nha sĩ khuyến cáo bạn nên tập thói quen nằm đúng tư thế để bảo vệ cấu trúc hàm.

Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài và gây ra nhiều khó chịu, bạn nên đến bệnh viện nơi các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa là hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là một số tìm hiểu về tình trạng há miệng có tiếng khớp kêu dành cho bạn tham khảo. Hãy quan sát triệu chứng và sớm quyết định đến thăm khám nha khoa nếu nhận thấy tình trạng trở nên nặng hơn. Tại Nha khoa Blossom, chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp điều trị bảo tồn và lựa chọn cách làm hiệu quả nhất như chiếu hồng ngoại, tập cơ chức năng, dùng máng nhai, điều chỉnh khớp cắn có chọn lọc, chạy tens, thuốc nội khoa. Sau một thập kỷ hoạt động, Blossom luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm y tế chuyên nghiệp, nhanh chóng và tuyệt vời nhất. Hãy lưu lại bài viết này để có thể áp dụng khi cần thiết và liên hệ ngay với Nha khoa Blossom nhé!

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Bị gãy răng cửa có thể vì nhiều lý do khác nhau như tai nạn, bị va đập, chấn thương vùng miệng hoặc cắn phải vật cứng khi ăn uống. Việc bị gãy răng cửa sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp hàng ngày. Để xử lý tình trạng răng cửa […]

  Ngày: 12/03/2024

Các loại trụ implant Hàn Quốc đang dần chiếm lĩnh thị trường Implant hiện nay với các thương hiệu nổi tiếng như DIO, Dentium, Osstem, MegaGen, Biotem,… Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại cùng với mức giá hợp lý, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn phục hồi răng. Hãy để […]

  Ngày: 22/03/2024

Dán sứ là kỹ thuật phục hình răng đảm bảo màu sắc và hình dáng tựa như răng thật đang được ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm đến dán sứ ở đâu TPHCM thì chất lượng và tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để sử dụng dịch vụ thì tham […]

  Ngày: 27/03/2024

Không phải ai cũng may mắn sở hữu hàm răng hoàn hảo và men răng trắng sáng tự nhiên. Nhiều người muốn cải thiện nụ cười của mình bằng cách dán sứ, nhưng gặp phải các vấn đề như răng khấp khểnh, hô, móm,… Vậy liệu răng không đều có dán sứ được không? Cùng […]

  Ngày: 01/04/2024

Đăng ký tư vấn



    5449