Răng chết tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, tủy răng sẽ chết và răng không còn được nuôi dưỡng nữa. Lúc này, răng dễ gãy vỡ, lung lay và bị vôi hóa. Vậy nên lựa chọn giải pháp nào để điều trị răng bị chết tủy tối ưu nhất? Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu để nhận biết răng chết tủy
Một số dấu hiệu điển hình cho tình trạng răng chết tủy xuất hiện mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được thông qua các giai đoạn tổn thương tủy dưới đây:
- Viêm tủy phục hồi: Giai đoạn này thì tủy răng chỉ mới bắt đầu bị tổn thương nhẹ. Bệnh nhân sẽ cảm giác bị đau nhức vào ban đêm. Bên cạnh các dấu hiệu đó là tình trạng răng ê buốt ngay lập tức khi tiếp xúc với đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
- Viêm tủy mãn tính: Răng sẽ xuất hiện nhiều cơn đau dai dẳng hơn, kể cả ban ngày hay ban đêm. Lúc này, răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, bất cứ cử động nào cũng có thể khiến răng bị đau nhức.
- Viêm tủy cấp tính: Chết tủy răng ở giai đoạn này sẽ có những cơn đau với tần suất nhiều hơn và kéo dài hơn các giai đoạn trước. Ngoài ra, nướu răng cũng sẽ có dấu hiệu bị tổn thương, mưng mủ, đau nhức và sưng đỏ.
- Tủy bị hoại tử: Các cơn đau nhức sẽ không còn xuất hiện nhiều ở chiếc răng chết tủy nữa mà sẽ chuyển dần sang bị mủ chân răng, áp xe răng và viêm chóp răng. Lúc này, răng dễ bị lung lay và có nguy cơ cao sẽ rơi rụng ra khỏi hàm.
2. Răng chết tủy do đâu?
2.1. Sâu răng dẫn đến răng chết tủy
Chết tủy do sâu răng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Khi bệnh nhân bị sâu răng, vi khuẩn sẽ trực tiếp tấn công lần lượt từ ngà răng đến men răng. Và cho đến khi hai lớp tủy của răng bị phá hoại, lúc này vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và tấn công tủy mạnh mẽ hơn. Vì vậy, nếu răng bị sâu thì bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để trám răng ngay lập tức. Điều này nhằm ngăn chặn kịp thời việc gây tổn thương đến tủy.
2.2. Răng chết tủy do răng mẻ, nứt, gãy
Răng bị tổn thương do bị mẻ, nứt hoặc gãy dễ khiến nguồn nuôi tủy và các mạch máu bị tổn thương theo. Lúc này, chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho tủy răng đã bị phá hủy. Đồng nghĩa với việc tủy răng sẽ không được nuôi dưỡng đều đặn và dễ bị chết tủy răng.
2.3. Viêm nướu gây răng chết tủy
Viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến răng chết tủy nếu không được điều trị kịp thời. Từ đó gây ra các vấn đề răng miệng như viêm chân răng, nhiễm trùng nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… Việc này khiến răng dần suy yếu và bị chết tủy.
3. Sự nguy hiểm của răng bị chết tủy
Răng chết tủy sẽ gây nhiều phiền toái, khó khăn trong việc ăn uống, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe người bệnh. Khi răng bị chết tủy, các vi khuẩn viêm nhiễm sẽ lan rộng đến các răng xung quanh, gây các biến chứng nguy hiểm khác như mủ chân răng, áp xe răng, viêm chóp răng,… Đồng thời, răng chết tủy cũng phát sinh ra nhiều vấn đề răng miệng khác như rụng răng, viêm xương, viêm hạch, viêm cuống răng,…
Trên thực tế, răng chết tủy sẽ khiến răng không tồn tại được lâu trên cung hàm và dễ mất vĩnh viễn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Lúc này, bệnh nhân cần đến nha khoa và tiến hành phục hình răng giả để thay thế răng chết tủy đã mất.
Ngược lại, mất răng lâu ngày mà không có phương pháp điều trị cũng dễ dẫn đến các vấn đề nguy hiểm các như lão hóa khuôn mặt, tiêu xương hàm, lệch khớp hàm,… Vì vậy, khi bạn bắt đầu cảm thấy răng có những dấu hiệu của chết tủy răng thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và điều trị.
4. Răng chết tủy có tồn tại được hay không?
Tủy răng đóng vai trò quan trọng tựa như cột sống của con người, đây chính là nơi giúp nuôi dưỡng răng được chắc khỏe. Vì vậy, răng chết tủy diễn ra sẽ ảnh hưởng đồng thời quá trình sừng hóa mô răng cũng sẽ xảy ra. Điều này sẽ khiến cho răng trở nên rất giòn, dễ nứt mẻ và lung lay khi ăn nhai. Nếu không có quá trình can thiệp kịp thời thì răng sẽ bị mất hoàn toàn. Trên thực tế, răng chết tủy nếu không được can thiệp sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn và trung bình chỉ khoảng 3 tháng đến 1 năm.
5. Cách điều trị răng chết tủy hiệu quả
Phương pháp hiệu quả để điều trị răng chết tủy là thực hiện loại bỏ các mô tủy đã bị hư tổn. Từ đó, tiến hành quá trình tạo hình và trám bít ống tủy. Quy trình điều trị răng chết tủy sẽ diễn ra thông qua 5 bước cơ bản như sau:
- Bước 1 – Thăm khám và chụp X-quang: Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, tiến hành chụp X-quang để xem xét tình trạng và mức độ viêm tủy răng của bệnh nhân. Sau đó, dựa trên kết quả mà bác sĩ sẽ xác định chiều dài ống tủy và lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng và thực hiện gây tê: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn cũng như các tác nhân có nguy cơ làm nhiễm trùng răng. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được gây tê nhằm làm giảm cảm giác khó chịu và đau nhức trong quá trình điều trị.
- Bước 3 – Đặt đế cao su: Các bác sĩ thực hiện đặt đế cao su vào răng để ngăn các dòng hóa chất từ thuốc trong lúc điều trị có thể rơi vào đường tiêu hóa.
- Bước 4 – Điều trị răng chết tủy: Bác sĩ mở một đường trên bề mặt răng dẫn trực tiếp đến ống tủy và thực hiện hút sạch mô tủy đã chết ra ngoài. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tạo hình cho ống tủy và tiếp hành lấp kín buồng tủy răng bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng.
- Bước 5 – Trám bít ống tủy: Dựa trên tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phục hình răng, điển hình như bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc trám răng.
6. Làm gì để ngừa răng chết tủy?
Răng chết tủy được xem là kết quả của quá trình bệnh nhân bị vấn đề viêm tủy răng trong thời gian dài và tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tình trạng răng chết tủy là sớm điều trị khi có dấu hiệu bị viêm. Bên cạnh việc chăm sóc răng thì bảo vệ răng miệng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Để ngăn ngừa tình trạng răng chết tủy, bạn có thể áp dụng một số gợi ý sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cáchbằng việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và vệ sinh kẽ răng bằng tăm nước hoặc chỉ nha khoa chuyên dụng.
- Hạn chế dùng thức ăn, đồ uống quá nóng, quá cay hoặc quá lạnhvì có thể gây hại đến men răng.
- Thường xuyên thăm khám răng theo định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của vấn đề răng miệng để kịp thời điều trị.
- Không nên sử dụng răng để ăn nhai các loại thực phẩm quá cứngbởi sẽ dễ làm răng bị nứt hoặc gãy.
- Bảo vệ răng tránh khỏi các va đập mạnhgây ảnh hưởng đến răng.
7. Phục hình răng sứ – Giải pháp điều trị răng chết tủy tối ưu
Răng chết tủy gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Bạn nên thường xuyên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra sức khỏe để răng miệng định kỳ nhằm kịp thời phát hiện sớm khi tủy răng vừa mới bị tổn thương. Bạn có thể tham khảo ngay Nha Khoa Blossom – hệ thống nha khoa uy tín hàng đầu thị trường để chăm sóc răng miệng một cách tối ưu.
Nha Khoa Blossom đã có hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ và sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Hàn Quốc và Việt Nam. Đến với nha khoa, bạn sẽ được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao như Viện trưởng Daniel Kim với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa. Đồng thời vật liệu chất lượng kết hợp với hệ thống điều trị an toàn và kỹ thuật y khoa vượt trội chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Tùy vào tình trạng chết tủy của bạn mà Nha Khoa Blossom sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp chết tủy nặng bắt buộc sẽ phải nhổ bỏ răng. Còn với tình trạng nhẹ hơn sẽ tiến hành loại bỏ phần mô răng bị chết và trám bít ống tủy. Đồng thời phục hình răng sứ để mang lại nụ cười rạng rỡ, trả lại vẻ đẹp của răng như ban đầu. Để biết phương pháp nào thích hợp với tình trạng răng hiện tại của bạn, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Blossom qua hotline (028) 2210 3280 – 1800 2058 (phím 2) để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về răng chết tủy cũng như các vấn đề liên quan có thể dẫn đến tình trạng này. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để bạn bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của mình.
Bài viết liên quan
Bệnh viêm chân răng là tình trạng bệnh lý về khoa khá phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ. Bệnh xảy ra liên quan đến các tổ chức mô quanh chân răng, do vi khuẩn hình thành. Viêm chân răng là nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng răng miệng hoặc thậm chí làm viêm […]
Phục hình răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, với hai loại phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ, nhiều người băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù […]
“Chàng trai với nụ cười tỏa nắng, khiến màn đêm chẳng còn quạnh vắng” là câu hát đã quá quen thuộc với nhiều người. Giống như câu hát trên, nụ cười tỏa nắng sẽ giúp bạn trở nên tươi sáng và thu hút mọi ánh nhìn. Vậy cụ thể nụ cười tỏa nắng là như […]
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được ưa chuộng bởi hiệu quả cải thiện nụ cười và chức năng ăn nhai vượt trội. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn vềcảm giác sau khi bọc răng sứ, liệu có khó chịu hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hay không? Bài viết này […]