Nội dung bài viết

Đau hàm bên phải là hiện tượng không hiếm gặp trong nha khoa. Đây là tình trạng phần hàm bên phải bị đau nhức, khiến khuôn miệng bị cứng lại, khó mở ra. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan tới răng miệng và dây thần kinh. Vậy để hiểu rõ hơn về loại bệnh này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Đau hàm bên phải có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau hàm bên phải có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

1. Đau hàm bên phải có triệu chứng gì?

Giống như tên gọi của nó, khi bị đau phần hàm bên phải, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau buốt chạy dọc hàm. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải những dấu hiệu như sau:

  • Bị đau và căng tức vùng hàm phải. Các cơn đau có thể xuất hiện mọi lúc, ngay cả khi bạn đang ăn uống, vận động hàm hay khi nghỉ ngơi.
  • Phía trước tai bên phải có phần xương bị gồ ra cao hơn hẳn so với bên còn lại. Đây còn gọi là hiện tượng lồi cầu xương hàm dưới.
  • Bạn gặp khó khăn trong việc há miệng, nhất là khi há miệng lớn sẽ gặp phải những cơn đau khó chịu. Việc ăn và nhai các đồ ăn dai, cứng cũng trở nên rất khó khăn.
  • Xuất hiện các cơn đau đầu, đau vai gáy mãn tính hoặc các dấu hiệu của việc thoái hóa đốt sống cổ.
  • Có thể gặp phải tình trạng lệch mặt hoặc lùi cằm tiến triển.
Các biểu hiện của đau hàm bên phải rất đặc trưng.

Các biểu hiện của đau hàm bên phải rất đặc trưng.

Trên đây là các triệu chứng ban đầu và phổ biến khi bệnh nhân gặp phải tình trạng đau hàm bên phải. Tuy nhiên nếu đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa, nha sĩ thường sẽ dựa vào các triệu chứng sau để chẩn đoán tình trạng răng miệng:

  • Khi sờ vào các vùng cơ cắn, cơ thái dương, cơ dưới móng, cơ ức đòn chũm, cơ nâng đầu cổ, cơ vùng vai,… sẽ bị đau nhức. Đây là các điểm kích đau và sẽ để lại những cơn đau điếng người nếu chạm vào.
  • Xuất hiện kết quả bất thường khi thử nghiệm đánh giá nội khớp tại vùng trước mang tai, trong tai; khi chụp phim X-quang conebeam, phim MRI để xác nhận các vị trí đĩa khớp, khe khớp và tình trạng tiêu lồi cầu,…
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như ù tai, mờ mắt, ngủ ngáy, nghiến răng, khó nuốt,…

Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng đau hàm bên phải. Để có thể phát hiện và điều trị tình trạng này, sớm nhất, bạn cần lưu ý tới những triệu chứng bất thường dù là nhỏ nhất.

2. Đau hàm bên phải là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Mặc dù hàm phải bị đau là tình trạng khá phổ biến đối với con người và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên những cơn đau này không phải lúc nào cũng lành tính mà có thể là dấu hiệu của một loại bệnh nghiêm trọng mà bạn đang mắc phải. Nếu bị đau nhức phần hàm phải quá nhiều và quá lâu, rất có thể bạn đang mắc phải một trong các loại bệnh sau:

2.1. Viêm khớp thái dương hàm

Theo số liệu thống kê của các cuộc khảo sát, hầu hết các trường hợp đau nhức hàm phải đều có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý về thái dương hàm. Trong số đó, phổ biến nhất phải kể đến chứng viêm khớp thái dương hàm. Đây là phần khớp giúp kết nối xương hàm với xương hộp sọ, có thể di chuyển 3 chiều giúp hàm đóng, mở một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó cũng là bộ phận giúp thực hiện các chức năng cơ bản như ăn uống, nhai, nói chuyện,…

Đau hàm bên phải có thể là biểu hiện của viêm khớp thái dương.

Đau hàm bên phải có thể là biểu hiện của viêm khớp thái dương.

Viêm khớp thái dương là một loại bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh. Nó gây nên những cơn đau nhức trong hàm theo chu kỳ nhất định. Nếu mắc phải loại bệnh này, rất có thể bạn đã bị thoái hoá khớp, nhiễm khuẩn khớp hoặc gặp phải chấn thương trong phần hàm.

Bên cạnh việc đau hàm bên phải thì bệnh viêm khớp thái dương hàm còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Phát ra tiếng lục cục trong quá trình ăn uống, nhai thức ăn.
  • Gặp khó khăn trong cử động hàm, đóng/mở miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy thoái.
  • Bị sưng tấy ở vùng hàm.
  • Xuất hiện các cơn đau nhức lan sang vùng răng, tai, má,…

2.2. Tình trạng sái quai hàm

Sái quai hàm là hiện tượng phần xương quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây khó khăn cho việc cử động khớp hàm và bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khủng khiếp có thể lan sang cả đầu và tai. Thông thường, người ta sẽ bị sái quai hàm khi gặp phải va chạm mạnh, ngủ sai tư thế, nghiến răng khi ngủ hoặc do cười quá lớn, há miệng to, ngáp to,…

Một số dấu hiệu khác của căn bệnh này có thể kể đến như:

  • Bị ù tai, nghe không rõ hoặc mất thính lực tạm thời.
  • Bị cứng cổ, quai hàm, khó xoay cổ sang bên cạnh.
  • Xuất hiện các tiếng động bất thường khi mở miệng.

2.3. Các bệnh lý răng miệng thường gặp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia răng miệng, các bệnh lý răng miệng thường gặp như: mọc răng khôn, sâu răng, áp xe răng, viêm chân răng,… cũng là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau hàm bên phải. Về bản chất, những căn bệnh trên chỉ gây đau nhức và khó chịu cho răng miệng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm thì nó có thể lây lan sang vùng xương hàm và thậm chí cả các phần xương cổ, xương đầu.

Khi mọc răng khôn, bạn có thể bị đau nhức hàm phải.

Khi mọc răng khôn, bạn có thể bị đau nhức hàm phải.

Một số triệu chứng khác của các bệnh lý răng miệng gồm:

  • Sưng tấy mô nướu.
  • Hôi miệng.
  • Răng trở nên nhạy cảm.
  • Dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Thân nhiệt tăng cao.

2.4. Đau dây thần kinh sinh ba

Dây thần kinh sinh ba là phần dây thần kinh gắn liền với não, được phân bố chủ yếu ở vùng đầu. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ gặp phải các cơn đau nhẹ, ngắn, chỉ xuất hiện khi có các kích thích như đánh răng, ăn uống,… Lâu dần, cơn đau sẽ có mức độ tăng dần, kéo dài hơn và lan rộng ra các bộ phận khác như xương gò má, mũi và xương hàm dưới.

Một số nguyên nhân của hiện tượng này có thể kể đến như: Do các chấn thương, bệnh đa xơ cứng, do mạch máu bị chèn ép,… Thông thường, các cơn đau sẽ kéo đến theo đợt theo tuần hoặc tháng rồi thuyên giảm. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng hơn cùng với những cơn đau dữ dội do đó bạn cần chú ý các biểu hiện và đi thăm khám kịp thời.

2.5. Khối u ở hàm

Bên cạnh những bệnh lý kể trên thì một nguyên nhân nguy hiểm không kém của trình trạng đau hàm bên phải là các khối u ở hàm. Mặc dù đa phần các khối u ở đây đều thuộc dành lành tính, tuy nhiên chúng vẫn có thể gia tăng kích cỡ theo thời gian và chèn ép vào các dây thần kinh. Điều này gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến bạn phải lao đao.

Những khối u ở hàm phải chèn ép dây thần kinh, dễ làm đau nhức hàm.

Những khối u ở hàm phải chèn ép dây thần kinh, dễ làm đau nhức hàm.

Các dấu hiệu khác khi xuất hiện khối u ở xương hàm là:

  • Sưng phồng bề mặt xương hàm.
  • Xuất hiện cảm giác nặng nề ở vùng xương hàm.
  • Có thể nhận diện khối u bằng mắt thường.

3. Biến chứng của đau hàm bên phải là gì?

Mặc dù có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và gây ra những cơn đau nhẹ, tình trạng đau khớp hàm vẫn có thể bị biến chứng, gây ra nhiều bệnh lý khác cho người bệnh. Dưới đây là những diễn biến xấu nếu bạn không chữa trị kịp thời tình trạng này:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Đau hàm phải nếu để lâu có thể gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Khi ấy, các hoạt động hàng ngày đều sẽ bị ảnh hưởng theo. Bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt bình thường, gây ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống.
  • Rối loạn chức năng hàm: Đau hàm bên phải có thể dẫn đến nhiều vấn đề về chức năng của hàm như khó khăn khi mở miệng, nhai. Ngoài ra, bạn sẽ luôn có cảm giác bị kẹt hàm hoặc nghe thấy những âm thanh bất thường khi di chuyển hàm.
  • Gây ra các cơn đau đầu và mệt mỏi: Các cơn đau hàm nếu kéo dài quá lâu có thể lây lan thành các cơn đau đầu, đau tai. Bên cạnh đó, người bệnh rất dễ bị mệt mỏi do căng thẳng các cơ và dây thần kinh liên tục bị kích thích.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các cơn đau có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thức giấc nhiều lần ban đêm hoặc chỉ buồn ngủ vào ban ngày.
  • Gây ra các vấn đề tâm lý: Việc đau hàm kéo dài có thể gây ra tâm lý căng thẳng, lo lắng, khó chịu, dẫn đến việc bị stress và ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung khi làm các công việc khác.
Đau nhức hàm phải có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường.

Đau nhức hàm phải có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường.

Các biến chứng mà bạn có thể gặp phải là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu tình trạng của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm.

4. Cách chữa đau hàm bên phải tại nhà

Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm đau nhức hàm phải mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Chườm nóng bên hàm: Bạn hãy chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó nhúng vào trong nước ấm (khoảng 50 – 70 độ C) rồi vắt khô và chườm vào phần hàm bị đau nhức. Hơi nóng trên khăn sẽ giúp làm giãn cơ hàm, giúp cải thiện tình trạng đau và cứng khớp. Hãy chú ý không dùng nước quá nóng để tránh làm tổn thương vùng da chườm nóng.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng: Bạn hãy dùng ngón tay ấn nhẹ vào vị trí hàm bị đau nhức và xoa theo vòng tròn khoảng 5 – 10 vòng. Sau đó, hãy cử động miệng nhẹ nhẹ rồi lặp lại động tác trên.
  • Đổi tư thế ngủ: Nếu bạn đang bị đau hàm bên phải, hãy tránh việc nằm nghiêng sang bên phải hoặc kê tay vào cằm phải khi ngủ. Hãy nằm ngửa hoặc nghiêng sang bên trái để không khiến cho tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống thuốc không kê đơn: Trong trường hợp bạn quá đau và không thể chịu đựng được, hãy sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,… tuy nhiên không nên lạm dụng quá mức để tránh gây hại cho sức khỏe.
Chườm đá là biện pháp đơn giản giúp làm thuyên giảm cơn đau nhức hàm phải.

Chườm đá là biện pháp đơn giản giúp làm thuyên giảm cơn đau nhức hàm phải.

5. Gợi ý chế độ ăn uống khi bị đau hàm bên phải

Khi bị đau nhức bên hàm phải, chắc chắn việc ăn uống của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, bạn nên biết cách lựa chọn loại thức ăn phù hợp để cơn đau không bị nặng nề hơn.

5.1. Nhóm thực phẩm nên ăn

Những người bị đau nhức hàm bên phải nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại đồ ăn mềm, dễ nuốt như sữa chua, cháo, súp, trứng,… để cơ hàm không cần hoạt động nhiều.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại vitamin để xương hàm chắc khỏe hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Tích cực ăn các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá, trứng gà, súp lơ, óc chó,… để giảm sưng viêm.
  • Kết hợp ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng Magie cao như chuối, ngũ cốc,… để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi tốt hơn, giúp xương hàm thêm chắc khỏe.
Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống tốt cho răng miệng để hạn chế cơn đau.

Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống tốt cho răng miệng để hạn chế cơn đau.

5.2. Những thực phẩm nên hạn chế

Để tránh làm cho tình trạng đau hàm bên phải trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần tuyệt đối tránh các loại thực phẩm như:

  • Các món ăn khô, cứng như sườn, các loại hạt khô,… bởi khi ăn chúng ta cần dùng nhiều lực nhai khiến xương hàm phải cử động mạnh hơn.
  • Không sử dụng rượu bia hoặc các đồ uống có cồn bởi chúng khiến cho các bệnh lý như sâu răng, viêm chân răng, viêm khớp thái dương hàm trở nên tồi tệ hơn.
  • Nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt, chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, bắp rang bơ,… bởi chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, làm chậm quá trình hồi phục của xương hàm.
  • Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Điều này cũng làm ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý khác về xương khớp.

6. Khi nào cần can thiệp y tế để điều trị đau hàm bên phải?

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây đau hàm bên phải mà các bác sĩ, nha sĩ sẽ có từng lộ trình điều trị khác nhau, cụ thể như:

  • Viêm khớp thái dương hàm: Điều trị bằng cách đeo máng nhai, phẫu thuật khớp thái dương, sử dụng vật lý trị liệu,…
  • Sái quai hàm: Nắn chỉnh lại phần xương hàm bị lệch hoặc thực hiện tiểu phẫu (đối với trường hợp nặng).
  • Các bệnh lý về răng miệng: Mỗi bệnh lý sẽ có từng phác đồ điều trị khác nhau.
  • Đau dây thần kinh sinh ba: Kết hợp uống thuốc đều đặn cùng châm cứu hoặc thực hiện phẫu thuật.
  • Với các khối u ở xương hàm: Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Khi đau nhức hàm bên phải, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám tốt nhất.

Khi đau nhức hàm bên phải, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám tốt nhất.

7. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng đau hàm bên phải?

Với phương châm “phòng còn hơn tránh”, các bạn đọc trong quá trình sinh hoạt nên chú ý các phương pháp giúp phòng tránh gặp phải tình trạng đau nhức hàm bên phải. Dưới đây là những giải pháp được các bác sĩ nha khoa gợi ý:

  • Đeo hàm bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao hoặc nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ
  • Nằm ngủ đúng tư thế.
  • Chú ý nhai đều hai bên hàm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Thường xuyên xoa bóp, massage hai bên hàm.
  • Tránh ăn các thực phẩm quá dai và quá cứng.
  • Hạn chế vận động cơ miệng quá nhiều, quá bất thường.
Massage hàm đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức hàm phải.

Massage hàm đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức hàm phải.

Trên đây là tất tần tật các thông tin về tình trạng đau hàm bên phải mà bạn có thể gặp. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lý này, bạn hãy liên hệ ngay với Nha khoa Blossom. Đến từ Hàn Quốc, Nha khoa Blossom là địa chỉ khám chữa các bệnh lý về răng uy tín hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ chuyên gia nha khoa đã có hơn 12 năm kinh nghiệm và dịch vụ chu đáo – tận tâm, Nha khoa Blossom sẽ mang đến cho khách hàng sự chăm sóc tốt nhất, giải quyết các vấn đề răng miệng hiệu quả. Ngay hôm nay, với nhu cầu được tư vấn nha khoa, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Blossom nhé.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Răng thưa là một trong những khuyết điểm răng miệng phổ biến, khiến khuôn mặt trông thiếu cân đối và kém duyên. Hiện nay, dán răng thưa là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả và nhanh chóng. Trong nội dung […]

  Ngày: 28/02/2024

Các trường hợp răng hô là khuyết điểm trên cung hàm dễ dàng nhận diện. Tình trạng này xảy ra từ hiện tượng sai lệch khớp cắn, sự chênh lệch giữa răng hàm trên và dưới. Mặc dù không trực tiếp gây ra đau đớn hay chảy máu, viêm chân răng,…Tuy nhiên răng hô lại […]

  Ngày: 12/03/2024

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả nhưng lại có chi phí khá cao. Vậy giá trồng răng Implant hiện tại đang ở mức khoảng bao nhiêu? Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu ngay thông tin chi tiết qua bài viết này. 1. Tổng hợp bảng giá trồng răng Implant Dưới […]

  Ngày: 22/03/2024

Bạn đang muốn cải thiện nụ cười của mình bằng phương pháp bọc răng sứ nhưng lại phân vân không biết nên lựa chọn loại nào tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc răng sứ loại nào tốt. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về các loại răng […]

  Ngày: 09/04/2024

Đăng ký tư vấn



    5407