Nội dung bài viết

Bệnh viêm nướu tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như áp xe nướu, viêm nha chu,.. Vậy Viêm nướu là bệnh gì? Cách chữa viêm nướu như thế nào? Nha Khoa Blossom sẽ giải đáp cho bạn thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm nướu là bệnh gì? Cách chữa viêm nướu?

Viêm nướu là bệnh gì? Cách chữa viêm nướu?

1. Bệnh viêm nướu là gì?

Viêm nướu răng, hay còn gọi là viêm lợi, là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Biểu hiện dễ nhận biết là nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi ăn hoặc đánh răng. Lâu dần, răng trở nên nhạy cảm, lung lay do nướu sưng, chân răng lỏng lẻo, dẫn đến nguy cơ mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Mặc dù bệnh viêm nướu không quá phức tạp, nhưng cần được quan tâm và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu để phòng tránh các biến chứng về sau.

2. Nguyên nhân gây viêm nướu, viêm lợi

  • Khi bạn đánh răng không đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng sẽ tạo điều kiện cho vụn thức ăn bám vào chân răng gây viêm nhiễm, gia tăng nguy cơ viêm nướu.
  • Người có thể trạng sức khỏe yếu, có các bệnh lý lâm sàng như tiểu đường, ung thư,… hệ miễn dịch kém, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn dẫn đến viêm nướu.
  • Người có thói quen hút thuốc lá cũng dễ bị viêm nướu bởi các thành phần độc hại trong thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, dậy thì hoặc mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố, khiến nướu nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu mà bạn nên biết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu mà bạn nên biết.

3. Cách chữa trị viêm nướu, viêm lợi tại nhà

3.1 Dùng nước muối súc miệng

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày là một phương pháp đơn giản giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám, thức ăn thừa, bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Đồng thời, nước muối có tính sát khuẩn và chống viêm, giúp giảm sưng, tấy đỏ và mang lại cảm giác dễ chịu cho nướu.

Cách thực hiện: Bạn hòa tan 250ml nước ấm (khoảng 40 độ C) và 1 muỗng cà phê muối. Có thể thêm một số thành phần khác để tăng công dụng của nước muối, ví dụ như nha đam giúp loại bỏ hôi miệng hoặc baking soda có tác dụng tẩy trắng răng. Mỗi ngày súc miệng 2 – 3 lần, mỗi lần tối thiểu 30 giây.

Nước muối có tính sát khuẩn và chống viêm, giúp giảm sưng nướu.

Nước muối có tính sát khuẩn và chống viêm, giúp giảm sưng nướu.

3.2 Nước cốt chanh

Nước cốt chanh có tính axit nhẹ, giúp sát khuẩn và chống viêm nhiễm. Vitamin C trong chanh giúp tăng cường sức đề kháng cho nướu, giúp nướu chắc khỏe hơn.

Cách thực hiện: Bạn dùng½ quả chanh, trộn đều với một ít muối. Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng nướu bị viêm, giữ nguyên trong 2 – 3 phút và súc miệng lại bằng nước lạnh. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều chanh vì có thể gây bào mòn men răng.

Nước cốt chanh có tính axit nhẹ, giúp sát khuẩn và chống viêm nhiễm.

Nước cốt chanh có tính axit nhẹ, giúp sát khuẩn và chống viêm nhiễm.

3.3 Dùng nha đam để chữa viêm lợi

Nha đam được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong việc chăm sóc răng miệng, nha đam cũng là một nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng viêm nướu hiệu quả. Nha đam có tính sát khuẩn, chống viêm và làm dịu vết thương.

Cách thực hiện: Bạn lấy một ít gel nha đam tươi từ lá nha đam, bôi nhẹ nhàng gel nha đam lên vùng nướu bị viêm, giữ nguyên trong 15-20 phút.

Nha đam có tính sát khuẩn, chống viêm và làm dịu vết thương.

Nha đam có tính sát khuẩn, chống viêm và làm dịu vết thương.

3.4 Bã trà

Trà xanh có chứa polyphenol, một chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp giảm sưng, tấy đỏ và mang lại cảm giác dễ chịu cho nướu. Hàm lượng axit tannic trong trà xanh có tác dụng sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi.

Cách thực hiện: Pha trà xanh với nước nóng như bình thường. Sau khi pha trà, lấy túi trà đã sử dụng để nguội bớt. Chườm túi trà lên vùng nướu bị viêm trong khoảng 5 phút và súc miệng lại với nước sạch.

Trà xanh có chứa polyphenol, một chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nướu.

Trà xanh có chứa polyphenol, một chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nướu.

3.5 Tỏi

Tỏi từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” tự nhiên với khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Nhờ vậy, tỏi cũng là một “vị cứu tinh” cho những ai đang gặp vấn đề về nướu.

Cách thực hiện: Nghiền nát 1 tép tỏi, trộn tỏi đã nghiền với một ít muối. Đắp hỗn hợp này lên vị trí nướu bị viêm, giữ nguyên trong 5-10 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.

Tỏi là "thần dược" tự nhiên với khả năng kháng khuẩn.

Tỏi là “thần dược” tự nhiên với khả năng kháng khuẩn.

3.6 Mật ong

Mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi. Mật ong còn giúp kích thích tái tạo tế bào, giúp nướu mau lành.

Cách thực hiện: Bạn dùng tăm bông sạch thấm mật ong. Sau đó, thoa trực tiếp mật ong lên vùng nướu bị viêm, giữ nguyên trong 10-15 phút và súc miệng lại sau khi xong.

Mật ong giúp kích thích tái tạo tế bào, giúp nướu mau lành.

Mật ong giúp kích thích tái tạo tế bào, giúp nướu mau lành.

3.7 Tinh dầu quế, sả hoặc đinh hương

Tinh dầu quế, sả hoặc đinh hương từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị các vấn đề về răng miệng. Các loại tinh dầu này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần nhỏ một giọt tinh dầu vào tăm bông và thoa lên nướu bị viêm sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tinh dầu đinh hương, quế và sả có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Tinh dầu đinh hương, quế và sả có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

3.8 Gừng tươi

Nhờ sở hữu các chất như tecpen, oleoresin và chất men zingibain, gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ và hạn chế chảy máu nướu.

Cách thực hiện: Bạn hãy cạo sạch vỏ gừng tươi, giã nhẹ để lấy phần nước cốt. Sau đó, dùng bông gòn thấm nước cốt gừng và đắp lên vùng nướu bị viêm.

Gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ.

Gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ.

3.9 Nghệ

Thành phần chính trong nghệ là curcumin có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng đỏ, tấy nướu hiệu quả, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại, bảo vệ nướu khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Cách thực hiện: Bạn trộn bột nghệ với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sệt và thoa nhẹ hỗn hợp lên vùng nướu bị sưng, giữ nguyên trong 3 phút.

Nghệ giúp bảo vệ nướu khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Nghệ giúp bảo vệ nướu khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

3.10 Súc miệng bằng nước cây xô thơm

Cây xô thơm có khả năng làm sạch răng miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và vi trùng, bảo vệ răng khỏi sâu răng và các bệnh về nướu. Đồng thời, cũng ngăn ngừa hôi miệng, mang lại hơi thở thơm tho.

Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch lá xô thơm tươi. Sau đó, cho lá xô thơm vào nồi, đổ nước lọc ngập và đun sôi. Giảm lửa nhỏ và đun tiếp trong 5-10 phút. Vớt lá xô thơm ra, để nguội nước. Súc miệng với nước xô thơm 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 phút và dùng sau khi đánh răng xong.

Cây xô thơm có khả năng làm sạch răng miệng giúp loại bỏ vi khuẩn.

Cây xô thơm có khả năng làm sạch răng miệng giúp loại bỏ vi khuẩn.

3.11 Súc miệng bằng nước lá ổi

Lá ổi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa giúp giảm sưng đỏ nướu, cải thiện tình trạng viêm lợi, viêm nha chu. Ngoài ra, còn hỗ trợ làm săn niêm mạc miệng, giúp nướu chắc khỏe hơn.

Cách thực hiện: Bạn hãy chuẩn bị 10 – 15 lá ổi tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng. Sau đó, vò nát lá ổi, nấu cùng 500ml nước đun sôi trong 15 phút. Lọc lấy nước, để nguội, súc miệng với nước lá ổi 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 30-60 giây.

Lá ổi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa giúp giảm sưng đỏ nướu.

Lá ổi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa giúp giảm sưng đỏ nướu.

3.12 Dùng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm viêm nướu và làm dịu vết loét trong miệng. Ngoài ra, các thành phần trong dầu dừa có khả năng loại bỏ các tạp chất trên bề mặt răng, giúp làm sạch răng và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.

Cách thực hiện: Bạn có thể lấy một muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất cho vào miệng và súc trong 10-15 phút. Sau đó, nhổ ra và súc miệng lại bằng nước ấm, và nên thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm và làm dịu vết loét trong miệng.

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm và làm dịu vết loét trong miệng.

3.13 Dùng lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều tinh chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch với nước muối pha loãng. Sau đó cho lá trầu không đã giã nát vào nồi nước, đun sôi rồi để nguội và lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Sử dụng nước cốt lá trầu không để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.

Lá trầu không chứa nhiều tinh chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng.

Lá trầu không chứa nhiều tinh chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng.

4. Cách ngăn ngừa bệnh viêm nướu

Viêm nướu nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm để tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị trong tương lai.

4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là chìa khóa để cải thiện tình trạng viêm nướu. Bạn nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng và kẽ răng hiệu quả. Bạn nên thay bàn chải sau 3-4 tháng sử dụng, do sử dụng lâu ngày lông bàn chải dần trở nên cứng, tòe ra có thể gây xước, tổn thương nướu, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, chảy máu.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là chìa khóa để cải thiện tình trạng viêm nướu.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là chìa khóa để cải thiện tình trạng viêm nướu.

4.2. Dùng kem đánh răng và nước súc miệng dược liệu

Để hạn chế tình trạng viêm nướu, bạn nên ưu tiên kem đánh răng có chứa các thành phần từ dược liệu như: đinh hương, bạc hà, trà xanh, hoa hòe… giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn, loại bỏ vết ố trên bề mặt răng, chắc chân răng. Đồng thời, nên chọn kem đánh răng có nồng độ fluoride phù hợp giúp tăng cường sức mạnh cho men răng, ngăn ngừa sâu răng. Bạn cũng có thể kết hợp thêm nước súc miệng để giữ hơi thở thơm mát, khoang miệng sạch sẽ.

4.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm nướu. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A và K nhằm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tái tạo nướu. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều đường và thức uống có ga. Uống đủ nước lọc mỗi ngày để giữ cho cơ thể và khoang miệng luôn đủ ẩm.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm nướu.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm nướu.

4.3. Khám nha khoa định kỳ

Việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về nướu. Để loại bỏ mảng bám cứng đầu mà chải răng không thể làm sạch, bạn hãy đến nha khoa tiến hành lấy cao răng 2 lần/năm. Đồng thời, có thể tham khảo thêm ý kiến nha sĩ về các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với tình trạng nướu của bạn. Nếu bạn đang gặp tình trạng viêm nướu và cần địa điểm điều trị uy tín hãy liên hệ nha khoa Blossom theo hotline (028) 2210 3280 – 1800 2058 (phím 2) để được tư vấn, đặt lịch thăm khám cụ thể.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Phục hình răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, với hai loại phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ, nhiều người băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù […]

  Ngày: 05/04/2024

Cấy ghép trụ Implant là kỹ thuật tiên tiến giúp phục hồi răng đã mất và cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng miệng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại trụ Implant đến từ đa dạng thương hiệu với giá thành khác nhau. Vậy loại implant nào là tốt nhất và nên ưu tiên […]

  Ngày: 19/05/2024

Mất răng là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Để khắc phục tình trạng này, hai phương pháp phục hình phổ biến được nhiều người lựa chọn là răng giả tháo lắp và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược […]

  Ngày: 19/05/2024

Răng khểnh hiện đã trở thành một nét đẹp duyên dáng, thu hút của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu nụ cười khểnh hoàn hảo. Chính vì vậy, dán sứ răng khểnh là giải pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay, giúp bạn sở hữu nụ cười rạng […]

  Ngày: 02/05/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    5335