Các mức độ sâu răng có biểu hiện thế nào là thắc mắc của khá nhiều người đang gặp phải vấn đề về răng miệng. Nếu không xác định được tình trạng hiện tại và chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp rất nhiều bất tiện và thậm chí gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về các mức độ cũng như phương pháp chữa trị sâu răng hiệu quả.
1. Tình trạng sâu răng trong nha khoa là gì?
Sâu răng là tình trạng phần mô cứng của răng bị tổn thương và ăn mòn bởi các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt. Nguyên nhân của bệnh lý này chủ yếu do không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Từ đó, những vụn thức ăn tích tụ thành mảng trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy cấu trúc răng.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sâu răng có thể chuyển nặng, dẫn đến một số bệnh lý về răng miệng khác như: tổn thương nướu, nhiễm trùng, viêm chân răng, lung lay và thậm chí là rụng răng. Bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện sâu răng thông qua các dấu hiệu như:
- Xuất hiện các chấm đen, vệt đen trên bề mặt răng do men răng và ngà răng bị tổn thương.
- Sưng tấy và chảy máu nướu răng do vi khuẩn phát triển quá mạnh gây viêm nhiễm.
- Bị ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng do răng yếu và nhạy cảm hơn.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn hoạt động trong khoang miệng.
2. Phân loại các mức độ sâu răng
Giống như các bệnh lý khác, sâu răng phát triển cũng theo những giai đoạn và mức độ khác nhau. Tùy theo trạng thái sâu răng mà người ta có 2 cách phân loại các mức độ sâu răng như sau:
2.1. Phân loại sâu răng theo mức độ
Dựa vào độ nguy hiểm của vi khuẩn, người ta chia sâu răng thành 3 mức độ sau:
- Sâu răng độ 1 (Mức độ nhẹ): Răng bắt đầu xuất hiện các đốm đen, nâu.
- Sâu răng độ 2 (Sâu răng đã ăn vào tuỷ): Vi khuẩn dần tấn công vào ngà và tủy răng khiến người bệnh cảm thấy đau khi ăn uống.
- Sâu răng độ 3 (Sâu đến tủy răng): Vi khuẩn đã ăn sâu vào chân răng và có thể gây biến chứng xấu.
2.2. Phân loại sâu răng theo vị trí
Dựa theo vị trí của phần sâu, răng sâu được chia thành 2 loại là:
- Sâu thân răng: Phần sâu lúc này bắt đầu xuất hiện trên bề mặt và các vị trí kẽ răng. Bạn có thể dễ dàng quan sát được các vệt hay chấm đen ở phần răng phía trên nướu.
- Sâu chân răng: Là khi vi khuẩn đã tấn công và ăn mòn chân răng, dẫn đến tụt nướu, hở chân răng.
3. Mức độ sâu răng nặng nhẹ như thế nào?
Sau những nghiên cứu về quá trình vi khuẩn ăn mòn răng, các nhà khoa học đã chia tiến trình này thành 3 giai đoạn chính gồm:
3.1. Sâu răng cấp độ 1 (Mức độ nhẹ)
Sâu răng mức độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong giai đoạn sâu răng. Ở mức độ này, răng bắt đầu xuất hiện những vệt trắng đục hoặc những đốm đen, nâu trên bề mặt răng. Dù khá dễ nhìn thấy nhưng do chưa gây đau nhức nên nhiều người thường chủ quan mà bỏ qua dấu hiệu này.
Do chỉ là giai đoạn đầu tiên của sâu răng, vi khuẩn chưa tấn công mạnh nên cách xử lý cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng nước muối sau các bữa ăn. Ngoài ra, hãy đến nha sĩ để loại bỏ vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh chuyển biến sang mức độ sâu răng 2.
3.2 Sâu răng cấp độ 2 (Sâu răng đã ăn vào tuỷ)
Ở mức độ sâu răng thứ 2, vi khuẩn sau khi đã phá hủy được men răng sẽ bắt đầu tấn công vào ngà răng và tủy răng. Lúc này, bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức khi ăn uống hay đánh răng.
Lúc này, bạn nên tới gặp nha sĩ để thực hiện trám răng. Các bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ các vết sâu răng để tiêu diệt các vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám vào lỗ sâu để khôi phục cấu trúc răng và ngăn chặn các vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tủy răng.
3.3 Sâu răng cấp độ 3 (Sâu đến tủy răng)
Sâu răng cấp độ 3 là tình trạng đáng báo động, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau buốt dữ dội, nhất là khi đêm về. Điều này là do vi khuẩn đã ăn sâu vào đáy chân răng, dần hình thành các ổ viêm nhiễm và gây viêm tủy răng. Về lâu dài, chúng có thể khiến bạn bị áp xe răng, thậm chí là mất răng và nhiễm trùng máu.
Nếu tình trạng răng của bạn đã chuyển biến quá nghiêm trọng, hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để được xử lý kịp thời. Nếu vi khuẩn chưa tấn công tới chân răng thì bạn có thể được trám răng để phục hồi. Tuy nhiên nếu phần tủy đã bị phá hủy quá nhiều, bạn buộc phải nhổ bỏ chiếc răng để tránh vi khuẩn ăn sang răng khác và gây nhiễm trùng xương hàm.
4. Mức độ sâu răng theo các giai đoạn
Có 4 giai đoạn chính trong quá trình răng bị ăn mòn bao gồm:
4.1. Giai đoạn 1: Sâu men răng
Men răng là lớp cấu tạo ngoài cùng của răng, được tạo thành bởi các khoáng chất nên rất chắc khỏe. Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit của thức ăn và vi khuẩn, các khoáng chất này sẽ mất dần và men răng bị yếu đi. Lúc này, vi khuẩn sẽ ăn mòn dần lớp men răng và làm xuất hiện các đốm trắng bất thường.
4.2. Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sau khi đã phá hủy được lớp men răng cứng cáp, vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào bên trong và tấn công ngà răng. Lúc này, lỗ sâu trên răng sẽ to dần và răng trở nên nhạy cảm hơn với các đồ ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.
4.3. Giai đoạn 3: Sâu ngà sâu gây viêm tủy răng
Đây là mức độ sâu răng nguy hiểm cuối cùng còn có thể can thiệp trước khi bạn hoàn toàn mất đi chiếc răng của mình. Sau khi ngà răng bị ăn mòn hết, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công tới tủy. Lúc này phần tủy sẽ bị tổn thương và sưng to lên gây đau dữ dội. Cơn đau thường đến vào ban đêm và thậm chí kéo đến ngay cả khi bạn không tác động vào răng.
4.4. Giai đoạn 4: Sâu vào tủy gây chết tủy
Tình trạng viêm tủy nếu không được điều trị và kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến tủy bị hoại tử và chết tủy. Lúc này, răng bạn hoàn toàn mất cảm giác và gần như mất hết các phần của răng. Vi khuẩn lúc này sẽ tiếp tục lan rộng sang các bộ phận xung quanh như lợi, xương hàm gây nhiều biến chứng tồi tệ.
5. Các biện pháp ngừa sâu răng hiệu quả
Sâu răng có thể khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, gây ảnh hưởng đến cả quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi xuất hiện các cơn đau buốt, tùy theo mức độ sâu răng mà có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp dưới đây:
5.1. Điều trị sâu răng tại nhà
Biết chăm sóc răng miệng tại nhà một cách khoa học sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn và giảm các triệu chứng đau buốt răng. Do đó, bạn nên:
- Đánh răng đều đặn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày (sau khi thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Hãy ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa Flour giúp răng chắc khỏe hơn.
- Sử dụng tăm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng một cách tốt nhất.
- Sử dụng rơ lưỡi để làm sạch lưỡi kết hợp với súc miệng sau khi đánh răng để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
- Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, hạn chế ăn đồ chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao để tránh làm tổn thương men răng.
- Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để làm sạch bề mặt răng. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn có môi trường phát triển mạnh mẽ.
- Thường xuyên tới nha sĩ để kiểm tra răng miệng, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đau, ê buốt hay chảy máu răng.
5.2. Điều trị tại nha khoa
Nếu mức độ sâu răng của bạn đã quá nặng và những biện pháp chữa trị tại nhà đã không còn hiệu quả, hãy tới các cơ sở nha khoa để được chữa trị kịp thời. Dưới đây là các phương pháp xử lý sâu răng bạn có thể chọn:
- Tái khoáng
Áp dụng khi bạn đang bị sâu răng mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ bôi trực tiếp Flour dạng bọt hoặc gel vào vị trí sâu răng để bổ sung khoáng chất cho men răng.
- Hàn trám
Khi răng bắt đầu bị ăn mòn và vệt đen xuất hiện, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần răng đã bị tổn thương. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng để hàn lại vị trí răng bị khuyết, giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công và lan rộng hơn.
- Bọc mão sứ
Khi mức độ sâu răng của bạn đã khá nặng và ngà răng bắt đầu bị ảnh hưởng. Lúc này, bác sĩ sẽ mài bỏ phần răng bị sâu và gắn phần mão sứ chắc chắn lên cùi răng thật. Phương pháp này vừa giúp bạn ngăn chặn sâu răng vừa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Để có được hàm răng chắc khỏe nhất sau chữa trị, bạn hãy đến với Nha khoa Blossom để bọc mão sứ. Với 12 năm kinh nghiệm điều trị răng sâu cùng vô số bệnh lý về răng khác, đội ngũ chuyên gia tại đây chắc chắn sẽ giúp bạn đánh bay sâu răng, quay trở lại với hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng nhất. Ngoài ra, mão sứ tại Blossom cũng được sản xuất từ các vật liệu cao cấp, đem lại cảm giác chân thật và tự nhiên nhất.
- Điều trị tủy
Thường được áp dụng trong trường hợp vi khuẩn đã ăn vào tủy răng nghiêm trọng. Lúc này, bác sĩ phải loại bỏ phần tủy răng bị viêm và trám bít lại để mô răng không bị lộ ra ngoài.
- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm
Nếu như tình trạng sâu răng của bạn biến chứng thành viêm lợi, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn uống các loại thuốc chống viêm để chữa trị.
- Nhổ bỏ răng
Nếu bạn đã ở mức độ sâu răng nặng nhất, tủy đã hoàn toàn bị hoại tử và chết đi, bác sĩ buộc phải nhổ răng sâu đi để không gây biến chứng thêm. Sau khi nhổ, bạn cần trồng răng phục hình để ngăn việc xô lệch răng và tiêu xương hàm.
Như vậy qua bài viết trên, Nha khoa Blossom đã chia sẻ cho các bạn về các mức độ sâu răng và cách khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nếu muốn xác định chính xác nhất tình trạng răng của bản thân và có phương pháp điều trị phù hợp, bạn hãy đến với nha khoa Blossom để được tư vấn chính xác nhất. Đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao chắc chắn sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe và an toàn nhất.
Bài viết liên quan
Mất răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Trồng răng hàm là giải pháp tối ưu giúp phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện diện mạo cho bạn. Bài viết này sẽ cung cấp […]
Tẩy trắng răng là phương pháp được thực hiện nhằm loại bỏ các mảng ố vàng gây xỉn màu men răng. Từ đó, chúng mang lại hàm răng trắng sáng, đều màu và nụ cười tự tin cho người thực hiện. Vậy, khi nào tẩy trắng răng, phương pháp thì nào an toàn, hiệu quả? […]
NHỮNG KHOẢNH KHẮC “TƯỞNG BIẾT RỒI HÓA RA .. NHẦM LẪN” CỦA BA MẸ tại Tọa đàm chuyên đề “GIAI ĐOẠN VÀNG ĐỂ NỤ CƯỜI CON TỎA SÁNG” Thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách từ bé và những hiểu biết để sở hữu một hàm răng khỏe đẹp có mối liên hệ mật […]
Đắp răng sứ là gì và có đau không là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Bệnh nhân có thể an tâm vì đắp răng sứ không gây cảm giác ê buốt, khó chịu và đau nhức nào. Trước quá trình mài răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để […]