Nội dung bài viết

Nướu là một trong những bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất trong khoang miệng. Nướu bị sưng và có mủ là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nướu chân răng đã ở giai đoạn nặng, vi khuẩn đã tấn công và gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm lấn sâu hơn, phá hủy cấu trúc nướu và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu thông tin chi tiết về bị sưng nướu và có mủ là bị gì qua nội dung sau đây.

Nướu bị sưng và có mủ là bị gì? Làm sao để chữa trị triệt để? - Nha Khoa Blossom

Nướu bị sưng và có mủ là bị gì? Làm sao để chữa trị triệt để? – Nha Khoa Blossom

1. Bị sưng nướu và có mủ là gì?

Nướu bị sưng và có mủ là dấu hiệu của viêm nướu. Đây là tình trạng nhiễm trùng nướu do mảng bám vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Cụ thể hơn, mảng bám là một lớp màng dính, màu trắng hoặc vàng, bám trên răng. Nếu không được loại bỏ, mảng bám có thể cứng lại thành cao răng, gây kích ứng nướu và dẫn đến viêm nướu. Tuy nhiên, do vị trí ẩn sâu bên trong và không có nhiều biểu hiện rõ ràng, không gây ra đau đớn hoặc khó chịu ở giai đoạn đầu nên thường bị bỏ qua.

Nướu bị sưng và có mủ là dấu hiệu của viêm nướu.

Nướu bị sưng và có mủ là dấu hiệu của viêm nướu.

Xem thêm: Sưng nướu răng trong cùng, nguyên nhân và cách điều trị

2. Biểu hiện của sưng nướu răng

Sưng nướu răng là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy, đỏ và có thể chảy máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về răng miệng cần được quan tâm và điều trị kịp thời.

  • Nướu sưng đỏ: Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, nhưng khi bị sưng, nướu sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ sẫm.
  • Nướu sưng tấy: Nướu có thể sưng lên, nhô cao hơn bình thường và che lấp một phần chân răng.
  • Nướu dễ chảy máu: Khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc thậm chí là cắn thức ăn, nướu có thể dễ dàng chảy máu.
  • Đau nướu: Nướu có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu, đặc biệt khi chạm vào.
  • Hơi thở hôi: Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng có thể gây ra hơi thở hôi, một triệu chứng phổ biến của sưng nướu răng.
  • Nướu mềm: Nướu khỏe mạnh thường có độ săn chắc, nhưng khi bị sưng, nướu có thể trở nên mềm nhũn.
  • Chảy mủ: Trong trường hợp sưng nướu do nhiễm trùng nặng, nướu có thể chảy mủ.
  • Tụt nướu: Nướu bị sưng lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu, làm lộ chân răng.

Xem thêm: Viêm nướu là bệnh gì? Cách chữa viêm nướu như thế nào?

3. Các giai đoạn sưng nướu và có mủ

3.1. Giai đoạn mới mắc bệnh:

Nướu chưa bị tổn thương nghiêm trọng, dễ chủ quan do triệu chứng nhẹ:

  • Chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Nướu sưng và đổi màu sang đỏ sẫm hoặc tím.
  • Đau nhức khi chạm vào nướu bị viêm.
  • Hôi miệng.

3.2. Giai đoạn nặng:

  • Triệu chứng sưng nướu, chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên, bất kể tác động bên ngoài.
  • Nướu bị viêm xuất hiện túi mủ, sưng to, đau nhức dữ dội.
  • Có thể gặp tình trạng mất ngủ, chán ăn, sốt nhẹ do nướu mưng mủ.
  • Nướu tụt, chân răng lộ ra, đe dọa đến răng.
  • Răng lung lay, nguy cơ gãy rụng nếu bệnh nặng.

Xem thêm: Viêm nướu bao lâu thì khỏi

4. Nguyên nhân dẫn đến nướu bị sưng mủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nướu răng có thể gây ra hiện tượng sưng nướu răng có mủ, thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:

4.1 Vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng không đều đặn hoặc đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang là nguyên nhân gây nên các mảng bám giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, việc không sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp hoặc bàn chải đã cũ cũng có thể ảnh hưởng đến nướu răng.

4.2 Thói quen ăn uống không lành mạnh

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao và chất tạo màu, chất bảo quản có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển và gây tổn thương nướu. Ngoài ra, thức ăn và đồ uống có tính axit cao như nước ngọt, nước ép trái cây cũng có thể làm mòn men răng, khiến cho nướu bị sưng, đỏ và dễ chảy máu.

Thức ăn và đồ uống có tính axit cao có thể làm mòn men răng.

Thức ăn và đồ uống có tính axit cao có thể làm mòn men răng.

Xem thêm: Viêm nướu răng nên ăn gì mau khỏi

4.3 Mọc răng khôn

Răng khôn là răng vĩnh viễn cuối cùng của mỗi người và thường chỉ mọc khi ở độ tuổi trưởng thành (17 – 25 tuổi). Không chỉ thường gây đau buốt và khó chịu cho bệnh nhân trong quá trình mọc mà răng khôn còn rất dễ mọc ngầm, mọc lệch và lan sang các răng khác trong miệng gây ra viêm nhiễm nướu, khiến cho nướu bị sưng, đỏ và dễ gây chảy máu.

Mọc răng khôn khiến cho nướu bị sưng, đỏ và dễ gây chảy máu

Mọc răng khôn khiến cho nướu bị sưng, đỏ và dễ gây chảy máu

4.4 Các bệnh lý liên quan đến răng

Sâu răng nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến viêm tủy, áp xe răng, gây sưng nướu và chảy mủ. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm nướu và mô nha chu xung quanh răng do mảng bám vi khuẩn, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tụt nướu, lung lay răng và thậm chí mất răng.

4.5 Bệnh nha chu

Bệnh sưng nướu răng có mủ thường phát triển qua hai giai đoạn chính là viêm nướu và viêm nha chu. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá mờ nhạt và không gây ra nhiều cảm giác đau đớn, do đó người bệnh thường có tâm lý chủ quan. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng trở nên rõ ràng như sưng phồng nướu, chảy mủ ở giữa răng và nướu, đau nhức, thậm chí áp xe chân răng.

4.6 Thay đổi nội tiết khi phụ nữ mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi phụ nữ mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sưng nướu có mủ. Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng cao. Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai có thể gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng do ốm nghén hoặc cảm giác mệt mỏi. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây viêm nướu và sưng nướu có mủ.

4.7 Các thói quen xấu liên quan đến răng miệng

Các thói quen như cắn móng tay, dùng răng để mở nắp chai, thường xuyên nhai cắn các thực phẩm cứng hay dùng tăm xỉa răng với lực mạnh hoặc sai cách có thể làm nướu răng bị tổn thương.

4.8 Các bệnh lý khác

Người mắc bệnh tiểu đường thường có khả năng tự chữa lành kém hơn do ảnh hưởng của bệnh đến hệ thống miễn dịch và quá trình lưu thông máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương nướu răng. Ngoài ra, sưng nướu răng có mủ còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, sử dụng xạ trị và thuốc điều trị ung thư hoặc biến chứng của một số bệnh lý toàn thân.

Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của viêm nướu

5. Cách điều trị sưng nướu răng có mủ

Khi bị sưng nướu răng có mủ, tức là tình trạng viêm đang ở giai đoạn nặng, bạn cần đến các cơ sở nha khoa y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

5.1 Dẫn lưu khối mủ

Trong trường hợp sưng nướu răng có mủ, nha sĩ có thể thực hiện dẫn lưu khối mủ để giảm sưng, giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Dẫn lưu khối mủ là một thủ thuật nha khoa được thực hiện để loại bỏ mủ khỏi ổ áp xe. Ổ áp xe là một túi mủ hình thành do nhiễm trùng. Quá trình dẫn lưu mủ giúp giảm bớt sưng viêm và loại bỏ mủ ra khỏi nướu, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe nướu và giảm nguy cơ tái phát viêm nhiễm.

5.2 Điều trị tủy bị sưng

Điều trị tủy là một thủ thuật hiệu quả được thực hiện để loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc hoại tử khỏi răng, giúp bảo tồn răng và giảm bớt các triệu chứng sưng nướu gây khó chịu. Tủy là phần mô mềm nằm bên trong răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh. Bạn có thể lựa chọn điều trị tủy như sau:

  • Điều trị tủy một lần: Phương pháp này được thực hiện trong một lần hẹn, thường dành cho những trường hợp tủy bị viêm hoặc hoại tử không quá nghiêm trọng.
  • Điều trị tủy nhiều lần: Phương pháp này được thực hiện trong nhiều lần hẹn, thường dành cho những trường hợp tủy bị viêm hoặc hoại tử nghiêm trọng.
Điều trị tủy là một thủ thuật hiệu quả được thực hiện để loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc hoại tử

Điều trị tủy là một thủ thuật hiệu quả được thực hiện để loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc hoại tử

5.3 Tiểu phẫu loại bỏ dị vật

Trong trường hợp dị vật gây tổn thương và làm sưng nướu răng có mủ, việc tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ dị vật là một phương pháp điều trị hiệu quả. Tiểu phẫu loại bỏ dị vật là một thủ thuật nha khoa được thực hiện để loại bỏ các vật thể lạ khỏi nướu. Dị vật có thể là mảnh vụn thức ăn, tăm tre, xương cá hoặc các vật dụng nhỏ khác. Nếu dị vật không được loại bỏ, nó có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến sưng nướu, chảy máu và mủ.

5.4 Nhổ răng

Việc nhổ răng thường được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng của sưng nướu răng có mủ nhằm ngăn ngừa sự lan rộng của nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe của các răng khác. Sau khi nhổ răng, vùng nướu xung quanh sẽ được làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ mọi dấu vết của nhiễm trùng. Việc trồng răng mới có thể được thực hiện bằng phương pháp implant hoặc trồng răng sứ. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của hàm răng và sự lựa chọn của người bệnh.

Nhổ răng giúp ngăn ngừa sự lan rộng của nhiễm trùng và các răng khác.

Nhổ răng giúp ngăn ngừa sự lan rộng của nhiễm trùng và các răng khác.

5.5 Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, giúp tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh là một phần quan trọng trong quá trình điều trị cho những trường hợp sưng nướu răng có mủ hoặc viêm nhiễm lan rộng, đặc biệt là khi bệnh nhân ở mức độ cấp tính hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Xem thêm: Các bệnh về răng miệng thường gặp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

6.Cách phòng tránh sưng nướu có mủ

Sưng nướu có mủ là một triệu chứng của bệnh viêm nướu nặng, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mất răng. Do đó, việc phòng ngừa sưng nướu có mủ là vô cùng quan trọng.

6.1 Chải răng đúng cách

Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Khi chải răng, bạn nên bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng để đảm bảo làm sạch toàn diện và ngăn ngừa tình trạng mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Thời gian chải răng ít nhất 2 phút mỗi lần.

Chải răng đúng cách giúp răng sạch và khỏe mạnh.

Chải răng đúng cách giúp răng sạch và khỏe mạnh.

6.2 Chế độ ăn uống phù hợp

Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường và có tính axit cao là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe răng miệng. Đường và axit có thể gây ra mài mòn men răng và làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên như đậu, trứng, nấm, sữa… và không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay.

Sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên như đậu, trứng, nấm, sữa

Sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên như đậu, trứng, nấm, sữa

6.3 Thăm khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời. Cạo vôi răng định kỳ cũng là cách giúp loại bỏ mảng bám và cao răng, ngăn ngừa các bệnh về nướu.

7. Điều trị dứt điểm sưng nướu có mủ tại Nha Khoa Blossom

Nha Khoa Blossom là một trong những địa chỉ nha khoa đến từ Hàn Quốc uy tín tại Việt Nam khi bạn cần thăm khám và điều trị các vấn đề về răng. Với đội ngũ bác sĩ sở hữu trình độ kỹ thuật chuyên môn cao và kinh nghiệm lâm sàng phong phú. Chúng tôi luôn đặt lợi ích và sức khỏe răng miệng của khách hàng lên hàng đầu, đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình thực hiện. Tại Blossom, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của bạn để xác định nguyên nhân gây sưng nướu có mủ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, Blossom còn sở hữu những ưu điểm vượt trội khác như đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, không gian dịch vụ được thiết kế theo phong cách Hàn Quốc, mang đến cho bạn cảm giác thoải mái và thư giãn. Máy móc được nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Hàn Quốc đảm bảo an toàn và hiệu quả. Quy trình điều trị được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hiệu quả khử trùng tối ưu. Vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh phù hợp cho việc di chuyển thăm tái khám.

Điều trị dứt điểm sưng nướu có mủ tại Nha Khoa Blossom

Điều trị dứt điểm sưng nướu có mủ tại Nha Khoa Blossom

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Nhu cầu trồng răng Implant giá rẻ là mong muốn và ưu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, chỉ chú trọng vào chi phí thấp mà không quan tâm đến các yếu tố khác có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đừng bỏ lỡ bài viết này để hiểu rõ về những rủi […]

  Ngày: 22/03/2024

Cấy ghép Implant được xem là phương pháp nha khoa hiện đại và hiệu quả nhất khi phục hình răng giả. Vậy ai nên cấy Implant, cần lưu ý gì khi cấy ghép? Quá trình diễn ra sẽ như thế nào? Tất cả sẽ được Nha khoa Blossom giải đáp chi tiết trong nội dung […]

  Ngày: 28/02/2024

Một nụ cười đẹp cần hội tụ đủ các yếu tố môi, răng, lợi hài hòa và nếu một trong các bộ phận này mắc khuyết điểm sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Khuyết điểm cười hở lợi khiến nhiều người tự ti với nụ cười của mình. Tuy nhiên, hiện […]

  Ngày: 12/03/2024

Phục hình răng chính là giải pháp hoàn hảo nhằm khôi phục những chiếc răng hỏng, nứt vỡ trở nên nguyên vẹn mà không ảnh hưởng đến xương hàm của bạn. Bài viết này Nha khoa Blossom sẽ giải đáp cho bạn thông tin chi tiết về phương pháp phục hình răng giúp bạn hiểu […]

  Ngày: 19/04/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    4958