Nội dung bài viết

Sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều màu, tạo nên nụ cười rạng rỡ là điều mà nhiều người mong muốn. Chính vì vậy, khi phải đối mặt với hiện tượng răng bị đổi màu, người mắc đều loay hoay, không biết nên làm thế nào để có thể cải thiện xử lý tình trạng này hiệu quả. Nếu bạn cũng đang có hàm răng bị ố vàng, xỉn màu, mất đi sắc trắng tự nhiên thì hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Răng bị đổi màu nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục ra sao

Răng bị đổi màu nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục ra sao

1. Răng bị đổi màu vì lý do gì?

Để có thể điều trị tình trạng răng bị đổi màu một cách có hiệu quả. Việc tìm hiểu, nhận biết rõ các nguyên nhân hình thành đóng vai trò quan trọng. Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến hiện tượng răng đổi màu, cụ thể:

1.1. Nguyên nhân khiến răng đổi màu đơn lẻ

Dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu, các nha sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân khiến răng đổi màu cục bộ ở một hoặc một vài chiếc như sau:

1.1.1. Răng chết tủy

Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị tổn thương sâu dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng, viêm tủy nặng, kéo dài. Khi không được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ dẫn tới chết tủy vĩnh viễn. Tại vị trí của răng bị chết tủy, máu viêm từ tủy răng sau đó sẽ ngấm ngược lại ống ngà gây đổi màu răng từ trong ra bên ngoài.

Thời gian răng chết tủy càng kéo dài thì tông màu đổi càng nặng, bắt đầu bằng những vệt ố vàng nhẹ, sau đó là răng xỉn đen,….Dễ nhận thấy nhất là tình trạng này chỉ diễn ra ở một chiếc răng duy nhất khi răng chết tủy. Những răng kề cận không bị ảnh hưởng.

Răng bị đổi màu thường xuất phát từ nguyên nhân chết tủy răng

Răng bị đổi màu thường xuất phát từ nguyên nhân chết tủy răng

1.1.2. Răng bị chảy máu ở trong buồng tủy

Một trong những nguyên nhân cũng rất dễ khiến răng bị đổi màu là tình trạng chảy máu trong buồng tủy chân răng. Nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân bị sang chấn, chấn thương do ngoại lực tác động vào cung hàm, răng. Lúc đầu răng thường sẽ đổi sang màu hồng nhạt do máu đi vào ống răng, thẩm thấu vào răng. Sau đó, về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới màu sắc răng dần chuyển sang màu tím do tủy đã chết.

1.1.3. Các nguyên nhân khác

Một vài nguyên nhân khác cũng có thể khiến răng đổi màu cục bộ bao gồm: sử dụng thuốc hàn tủy dễ dây đổi màu răng từ bên trong. Điều này được cho là hiện tượng các hoạt chất trong các loại thuốc điều trị tủy này ngấm qua lớp ngà răng gây đổi màu răng. Với lý do này, sắc răng thường đổi sang màu xám dễ nhận diện.

1.2. Nguyên nhân khiến răng đổi màu toàn bộ

Bên cạnh hiện tượng răng bị đổi màu theo từng chiếc đơn lẻ, tình trạng này đôi khi cũng diễn ra khiến răng bị đổi màu toàn bộ. Chủ yếu do:

1.2.1. Xuất phát từ nguyên nhân từ bên ngoài

Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng răng ố vàng, xỉn màu, mất đi sắc trắng ngà tự nhiên. Điều này thậm chí diễn ra rất nhanh, rất dễ để nhận thấy khi mà chỉ sau thời gian ngắn, người có thói quen hút thuốc lá sẽ dẫn tới hàm răng ố vàng, xỉn màu cực kì mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, các nguyên nhân như: thói quen uống trà, cà phê, chocolate hay ăn trầu, sử dụng thực phẩm có màu trong thời gian dài cũng có thể khiến răng đổi màu. Đặc biệt, việc không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khiến hàm răng dần mất đi độ sáng bóng tự nhiên, dẫn đến ố men răng.

Thói quen đánh răng sai cách có thể gây đổi màu men răng

Thói quen đánh răng sai cách có thể gây đổi màu men răng

1.2.2. Nguyên nhân từ bên trong

Quá trình sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như: tetracyclin và doxycyclin cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị đổi màu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ trước 8 tuổi nếu sử dụng thuốc sẽ rất dễ khiến men răng bị phá hủy, gây ra hiện tượng ố vàng hoặc thậm chí xỉn màu rất đậm. Mức độ sậm màu này còn tùy thuộc vào liều lượng từng loại thuốc, thời điểm và thời gian dùng thuốc.

Mới đây nhất, các nha sĩ chuyên khoa cũng xác định tình trạng bị nhiễm flour cũng có thể khiến răng xỉn màu. Mặc dù flour vốn được biết đến là hoạt chất thường được đưa vào kem đánh răng, nước máy. Tuy nhiên, với hàm lượng flour quá lớn sẽ không tốt cho men răng, chúng dễ gây bào mòn men răng tự nhiên, làm thay đổi sắc trắng ngà của hàm răng. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là trên bề mặt răng xuất hiện các vết chấm nâu, trắng đục dễ nhận diện.

Cuối cùng, nguyên nhân gây răng đổi màu từ bên trong đôi khi cũng xuất phát từ tình trạng viêm chân răng, sâu răng, viêm lợi,….rất thường gặp.

Thuốc kháng sinh dễ gây nên tình trạng ố vàng, xỉn màu men răng

Thuốc kháng sinh dễ gây nên tình trạng ố vàng, xỉn màu men răng

2. Răng bị đổi màu có nguy hiểm không?

Khi phải đối mặt với tình trạng răng bị đổi màu, mọi người đều rất lo lắng và băn khoăn rằng liệu đây có phải vấn đề nguy hiểm. Theo các nha sĩ chuyên khoa, răng ố màu, xỉn màu tùy không trực tiếp gây đau đớn hay ảnh hưởng sâu tới sức khỏe răng miệng. Nhưng chúng lại rất dễ tố cáo khuyết điểm trên khuôn miệng. Một hàm răng đổi màu dễ khiến người mắc e ngại trong giao tiếp, nụ cười cũng vì vậy mà trở nên kém xinh, kém rạng rỡ.

Do đó, khi phát hiện tình trạng ố màu men răng. Tốt nhất bạn nên sớm có biện pháp điều trị, cải thiện nhằm tránh hiện tượng này tăng đậm hơn về cấp độ. Khi răng càng đậm màu càng khó để làm trắng, đưa răng về màu sắc ban đầu.

Răng bị đổi màu không gây nguy hiểm tới sức khỏe bệnh lý nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười

Răng bị đổi màu không gây nguy hiểm tới sức khỏe bệnh lý nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười

3. Cách khắc phục tình trạng răng bị đổi màu cực đơn giản

Các biện pháp cải thiện tình trạng răng bị đổi màu rất đa dạng. Tuy nhiên. Tùy theo từng cấp độ ố màu men răng mà bạn cần lựa chọn phương thức thực hiện phù hợp.

3.1. Các biện pháp cải thiện màu men răng tại nhà

Đối với những tình trạng răng đổi màu nhẹ, mới xuất hiện, bạn có thể tự thực hiện một vài biện pháp sau để cải thiện. Chúng là những mẹo rất dễ áp dụng, không tốn nhiều chi phí và thích hợp cho mọi lựa tuổi.

3.1.1. Loại bỏ mảng bám răng tự nhiên trên răng

Mảng bám nếu không được làm sạch sẽ rất dễ gây nên tình trạng ố vàng trên răng. Không chỉ vậy, chúng còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây sâu răng xuất hiện. Để loại bỏ mảng bám trên răng, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn như: hỗn hợp chanh và muối, trà hoa cúc, chanh và muối, dầu dừa, dâu tây, vỏ chuối chín,…để trà nhẹ lên bề mặt răng.

Ngoài ra, trong trường hợp ố màu men răng do sử dụng nhiều đồ uống có màu, nước ngọt có gas,….có thể sử dụng baking soda để loại bỏ từ từ, hiệu quả.

Vỏ chuối có tác dụng tuyệt vời giúp làm trắng răng bị ố vàng nhẹ

Vỏ chuối có tác dụng tuyệt vời giúp làm trắng răng bị ố vàng nhẹ

3.1.2. Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày là cách làm đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn giúp bảo vệ răng miệng. Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ mảng bám trên răng mà còn giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng thường gặp: sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,….Do đó, trước tiên hãy bắt đầu bằng việc chải răng đúng cách, kết hợp sử dụng cùng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng sát khuẩn,…

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý nên thay thế bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần. Đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và được điều trị kịp thời các bệnh lý thường gặp.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, sáng màu

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, sáng màu

3.1.3. Lưu ý chế độ ăn uống

Có thể bạn không biết rằng, răng bị đổi màu cũng có thể được cải thiện khi thay đổi thói quen thưởng thức thực phẩm mỗi ngày. Theo đó:

  • Với các thực phẩm dễ gây nên ố màu men răng như: rượu vang, trà, nước ngọt, cà phê,…Bạn không nên quá thường xuyên thưởng thức. Đặc biệt, uống các đồ uống có màu này vào buổi tối là việc làm rất không tốt cho men răng.
  • Ngoài ra, nên tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng kích thích tăng tiết nước bọt, hỗ trợ làm trắng răng như: cần tây, cà rốt, táo, dâu tây,….

3.2. Khắc phục răng bị đổi màu bằng thuốc tẩy trắng

Thuốc tẩy trắng răng cũng là biện pháp cải thiện tình trạng ố vàng, xỉn màu men răng rất hiệu quả. Phương pháp này không làm mất mô cứng của răng, không mài răng nhưng thường chỉ có thể áp dụng với những tình trạng răng mới chớm ố vàng. Bạn có thể tự thực hiện tại nhà hoặc định kỳ tới nhà khoa để được tẩy trắng răng với các dụng cụ/thiết bị chuyên dụng.

Một số hóa chất thường dùng để tẩy trắng răng bao gồm: vôi clorua, oxalic acid, acetic acid, dung dịch của chlorine, Natri Hypochlorite, Hidrogen peroxid ,…ở nồng độ khác nhau. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng carbamide peroxide hay natri perborate để loại bỏ các vệt ố vàng trên ngà men răng.

Nguyên lý hoạt động của các hợp chất này là thấm vào men răng, cắt đứt chuỗi hợp chất hữu cơ mang màu sắc. Do đó, đối với các nguyên nhân răng bị đổi màu do nhiễm màu thực phẩm hay các yếu tố ngoại sinh thì sử dụng thuốc tẩy trắng mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, tùy theo tình trạng răng bị nhiễm màu mà tác động của thuốc tẩy trắng là khác nhau. Mặc dù có thể tự thực hiện tẩy trắng răng với thuốc tại nhà nhưng bạn không nên tùy ý sử dụng các chất tẩy mà không hiểu rõ độ tác động của chúng. Hàm lượng thuốc tẩy với nồng độ quá lớn có thể gây nên sưng viêm, phỏng nướu, mài mòn, phá hủy chân răng.

Khi tẩy trắng răng bạn cần lưu ý đến một vài thông tin sau:

  • Bệnh nhân cần điều trị các bệnh về răng miệng trước khi quyết định tẩy trắng răng. Bởi với những vết thương hở, tổn thương mô nếu tiếp xúc với hóa chất sẽ rất nguy hại.
  • Hiệu quả của quá trình tẩy trắng răng sẽ khác nhau và còn phụ thuộc lớn vào cấu trúc men răng. Đối với những trường hợp răng bị đổi màu do nguyên nhân bên trong như sử dụng một số dạng thuốc kháng sinh từ khi còn nhỏ thì thuốc tẩy trắng răng hoàn toàn không đáp ứng tốt.
  • Đối với những vùng răng xảy ra tình trạng canxi hóa thấp, dẫn tới hiện tượng men răng trắng không đồng đều. Việc thực hiện tẩy trắng cũng có thể gây nên tình trạng men răng không đều màu.
  • Tốt nhất, trước khi thực hiện tẩy trắng răng tại nhà bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để có phương án tốt nhất, phù hợp nhất.
Thuốc tẩy trắng răng giúp mang đến hàm răng trắng sáng rất nhanh chóng

Thuốc tẩy trắng răng giúp mang đến hàm răng trắng sáng rất nhanh chóng

3.3. Cách khắc phục răng bị đổi màu bằng dán sứ hoặc bọc răng sứ

Trong rất nhiều tình huống, khi răng bị đổi màu ở cấp độ nặng, gây nên hiện tượng xỉn màu bị nhiễm kháng sinh. Lúc này các phương pháp tẩy trắng răng tại nhà sẽ không còn mang lại hiệu quả. Giải pháp cho các tình trạng răng này là việc thực hiện bọc răng sứ/dán răng sứ. Đây là lựa chọn không chỉ giúp khắc phục triệt để việc men răng bị ố màu. Chúng còn cải thiện nhanh chóng màu men răng, giúp lấy lại hàm răng trắng sáng, đều màu, chỉ trong thời gian ngắn.

Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên tắc: nha sĩ sẽ mài mòn lớp men răng, sau đó gắn bọc răng sứ lên bề mặt răng. Răng sứ được chế tạo với kỹ thuật tiên tiến không chỉ có màu sắc tương đồng với các răng kề cận mà còn đảm bảo  chức năng cắn tốt, có độ bền cao. Sau khi bọc hoặc dán răng sứ, người thực hiện hoàn toàn có thể ăn nhai như bình thường.

Nhược điểm lớn nhất là đối với các phương pháp bọc/dán răng sứ, việc mài đi lớp men răng có thể dẫn đến tình trạng răng ê buốt, răng nhạy cảm, làm yếu chức năng của răng.

Kỹ thuật dán sứ Lamifilm là công nghệ làm răng sứ hiện đại hàng đầu hiện nay.

Kỹ thuật dán sứ Lamifilm là công nghệ làm răng sứ hiện đại hàng đầu hiện nay.

Nhằm khắc phục tối đa hạn chế của phương pháp dán răng sứ, ngày nay, công nghệ dán răng sứ không mài Lamifilm đã được ra đời và ngày càng được biết đến rộng rãi.

Kỹ thuật dán sứ không cần mài răng Lamifilm mang tới khả năng bảo tồn răng gốc tối đa, hạn chế các hệ quả có thể gặp phải khi mài răng. Mỗi miếng sứ được sử dụng dán lên răng có thiết kế cực mỏng chỉ 0.1mm, áp theo từng vùng ngay trên mặt dán. Vì vậy, chúng ăn khớp, tương ứng với vị trí khuyết – đủ của bề mặt răng gốc và tạo độ tự nhiên cho khuôn hàm.

Công nghệ này cũng cho phép kỹ thuật dán sự đạt đến độ tương thích cao nhất, đảm bảo duy trì độ bền chắc gấp nhiều lần so với các kỹ thuật dán sứ truyền thống. Đặc biệt, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh chỉ cần đến Nha khoa 2 lần với thời gian trị liệu chỉ khoảng 2 tuần, rất nhanh gọn.

Lamifilm được chế tác mới Dr. Kwon Dong Woo - nghệ nhân chế tác răng sứ hàng đầu hiện nay

Lamifilm được chế tác mới Dr. Kwon Dong Woo – nghệ nhân chế tác răng sứ hàng đầu hiện nay

Lamifilm được xem là bước tiến đột phá giúp người thực hiện lấy lại hàm răng trắng sáng, cải thiện triệt để tình trạng răng bị đổi màu mà không gây mài mòn và không ảnh hưởng đến những răng xung quanh. Hiện nay, Nha khoa Blossom là đơn vị tiên phong – đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật dán răng sứ không mài Lamifilm vào thẩm mỹ nha khoa.

Tại Nha khoa Blossom, khách hàng sẽ được trực tiếp điều trị bởi Viện trưởng Daniel Kim với hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng, thực hiện thành công hơn 20.000 miếng dán sứ không mài tại Việt Nam và Hàn Quốc. Ông là người đã trực tiếp tiếp cận và lĩnh hội tinh hoa của kỹ thuật dán răng sứ Lamifilm tại Oral Design Thụy Sĩ. Đến với Nha khoa Blossom, khách hàng sẽ được chăm sóc với dịch vụ thẩm mỹ nha khoa tốt nhất, tận tình nhất và có giá hợp lý nhất.

Ngay hôm nay, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn, tiếp nhận điều trị tình trạng răng bị đổi màu hiệu quả nhé.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Dán sứ răng mẻ là một phương pháp bảo tồn răng thật hiệu quả hiện nay. Với ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ và khả năng tái tạo hình dáng răng, phương pháp này không chỉ cải thiện chức năng nhai mà còn giúp bạn tự tin hơn khi cười. Cùng Nha Khoa […]

  Ngày: 28/02/2024

Răng cửa là vị trị khá quan trọng, giữ chức năng ăn nhai và quyết định tính thẩm mỹ của nụ cười. Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu chi tiết về cắm Implant răng cửa bao nhiêu tiền và địa chỉ nào cấy ghép Implant uy tín hiện nay. 1. Chi phí trồng răng cửa […]

  Ngày: 12/03/2024

Niềng răng trong suốt là gì? Giá niềng răng mắc cài trong suốt bao nhiêu? Niềng răng trong suốt là một trong những phương pháp niềng răng tiên tiến nhất hiện nay. Được thiết kế với khay trong suốt, phương pháp niềng răng này đảm bảo tính thẩm thẩm mỹ cao. Vậy niềng răng trong […]

  Ngày: 17/10/2021

Cơn đau răng dù nặng hay nhẹ vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó mang lại cảm giác đau nhức, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, khiến bạn luôn khó chịu và có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Vậy nếu […]

  Ngày: 27/03/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    6129