Đau quai hàm bên trái (hay khớp hàm bên trái) có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, nhiều người lầm tưởng đó là dấu hiệu của các bệnh về răng. Tuy nhiên, đau quai hàm có thể là biểu hiện của các bệnh về xoang, dây thần kinh hoặc đầu. Do vậy, ta cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về triệu chứng đau quai hàm và phương pháp chữa trị hiệu quả.
1. Đau quai hàm bên trái có những triệu chứng gì?
Rất có thể bạn đã mắc chứng đau quai hàm trái dưới tai nếu một hoặc một vài triệu chứng điển hình dưới đây xuất hiện:
- Đau hàm hoặc cứng hàm.
- Cảm thấy đau nhức bên trong hoặc quanh vùng tai.
- Gặp khó khăn và khó chịu khi nhai thức ăn.
- Đau nhức vùng mặt.
- Cứng khớp, rất khó để há hoặc khép miệng lại.
2. Các nguyên nhân khiến dẫn đến tình trạng đau quai hàm bên trái
Trong đa số các trường hợp, tình trạng đau quai bên trái gần tai xuất hiện do khớp hàm bị chấn thương hoặc bệnh nhân mắc phải các vấn đề khác tại đây. Dưới đây là các nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này:
2.1. Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới đau quai hàm bên trái nếu trước đó bạn đã gặp các bệnh về thoái hoá xương khớp, viêm khớp dạng thấp,… Bệnh nhân bị đau 1 hoặc cả 2 bên quai hàm là do khớp nối giữa xương hàm và hộp sọ bị lệch. Các triệu chứng rất dễ thấy như:
- Khớp hàm có hiện tượng kích ứng, chấn thương.
- Thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ cử động hàm.
- Viêm đĩa đệm bảo vệ khớp hàm.
Ngoài ra, một số thói quen xấu có thể khiến khớp hàm có nguy cơ chịu thương tổn như:
- Thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Siết chặt hàm mỗi khi căng thẳng, tức giận và lo lắng.
- Khớp hàm thường xuyên bị chấn thương bởi nhiều nguyên do như chơi thể thao, va đập, tai nạn,…
2.2. Vấn đề về răng
Đau quai hàm cũng có thể bắt nguồn từ các vấn đề về răng như sâu răng, nghiến răng, mọc răng khôn, áp xe răng,… Đau nhức từng cơn hoặc kéo dài, chảy máu nướu răng, lở miệng, sưng mặt và đau răng cùng một lúc,… là các triệu chứng về răng khi bị đau quai hàm.
2.3. Đau dây thần kinh
Đau dây thần kinh sau khi sinh ba là nguyên nhân đặc biệt gây nên tình trạng đau quai hàm trái. Tình trạng này gặp nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới. Triệu chứng phổ biến là đau dữ dội khi chạm vào hoặc cử động quai hàm.
Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ bị co giật vùng mặt, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ hoặc có thể chỉ trong vài phút. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn theo thời gian.
2.4. Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng dị ứng thời tiết hoặc mắc các bệnh liên quan tới tai mũi họng. Nếu bạn bị đau quai hàm bên trái với các triệu chứng sau thì bạn có thể đã mắc chứng viêm xoang hàm:
- Nghẹt mũi, khó thở.
- Chảy nước mũi.
- Người bệnh mất khứu giác, mệt mỏi.
- Đau đầu, đau tai, đau mặt.
2.5. Viêm tủy xương
Viêm tủy xương là dạng nhiễm trùng xương được gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào xương. Xương hàm là vị trí dễ bị nhiễm trùng nếu không được bảo vệ và chăm sóc kỹ sau các cuộc phẫu thuật nha khoa.
Hơn nữa, viêm tủy xương có thể dẫn đến hoại tử xương vô cùng nguy hiểm. Do vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng như đau một bên hàm kèm theo sốt, sưng hàm, thấy nóng ở chỗ đau, cảm giác tê ở hàm, ở môi thì hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
2.6. Khối u và nang
Khối u cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau quai hàm bên trái. Tuy nhiên, không phải tất cả khối u hay nang đều có triệu chứng rõ rệt.
Nếu bạn gặp các tình trạng sau thì khả năng cao bạn đã mắc chứng đau quai hàm do khối u chèn ép từ bên trong:
- Viêm loét miệng.
- Chảy máu trong miệng.
- Sờ thấy khối u.
- Khó cử động hàm.
- Sưng hàm, sưng mặt.
3. Mẹo để giảm đau quai hàm bên trái tại nhà
Nỗi đau quai hàm bên trái là nỗi ám ảnh của rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị đau nhẹ thì không cần điều trị y tế, vì hầu hết các nguyên nhân không quá nghiêm trọng.
Vậy làm thế nào để giảm cơn đau nhức đơn giản ngay tại nhà? Sau đây là lời khuyên từ các chuyên gia cho bạn tham khảo:
- Chườm ấm hoặc lạnh là phương pháp rất đơn giản mà hữu ích với những người bị đau quai hàm bên trái. Bạn hãy lấy vài viên đá lạnh đặt vào khăn bông và áp lên vùng bị đau khoảng 10 – 15 phút. Hoặc, lấy một chiếc khăn sạch rồi ngâm vào nước ấm, sau đó vắt nhẹ rồi chườm vào vùng quai hàm bên trái. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, các bạn nhỏ cũng có thể làm được. Vậy nên, mỗi khi xuất hiện cơn đau quai hàm, bạn hãy thực hiện phương pháp này nhé!
- Dùng thuốc giảm đau cũng là một trong những phương pháp có hiệu quả ngay. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen hay paracetamol. Chỉ sau khoảng 2 phút sử dụng thuốc, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng thuốc có liều lượng cao hơn thì hãy đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, tránh những sự cố không mong muốn như: sốc thuốc, dị ứng thuốc,…
- Một cách đơn giản, không mất phí để làm giảm cơn đau quai hàm bên trái là hạn chế dùng hàm để nhai. Với những thực phẩm dai giòn, cứng,…nhai nhiều sẽ tạo áp lực lên cơ hàm, từ đó làm tăng tình trạng bệnh. Vậy nên, khi bị đau hàm trái, bạn nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ ăn nhé!
- Phương pháp cuối cùng là massage cho cơ hàm. Biện pháp này giúp cơ hàm không bị căng cứng. Đặc biệt cách làm này vô cùng phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm. Để massage cơ hàm, bạn có thể thực hiện như sau: sử dụng 2 ngón tay ấn vào vùng hàm bị đau, nhấn xoay theo hình tròn khoảng 5 – 10 phút.
4 phương pháp trên vô cùng hiệu quả và dễ dàng, được các chuyên gia răng hàm mặt khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn liên tục lặp lại, kéo dài và kèm thêm những triệu chứng bất thường khác thì có thể bạn đã mắc một số bệnh nghiêm trọng. Khi này, bạn không được phép chủ quan. Hãy tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phương án chữa trị chuẩn và nhanh nhất.
4. Phương pháp điều trị đau quai hàm bên trái từ nha sĩ chuyên khoa
Để giải quyết cơn đau quai hàm bên trái, bác sĩ sẽ ưu tiên các biện pháp điều trị không xâm lấn với hầu hết các trường hợp. Ví dụ như: sử dụng máng nhai, uống thuốc giãn cơ, tiểu phẫu hàm,… Dưới đây là cụ thể 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho bạn tham khảo:
4.1. Sử dụng máng nhai bảo vệ cung hàm
Hiện nay các bác sĩ thường ưu tiên điều trị đau quai hàm bên trái bằng máng nhai. Bởi cách làm này vừa có tính bảo tồn, vừa tiết kiệm, dễ làm, an toàn. Máng nhai sẽ được lắp vào hàm trên của bệnh nhân, bao phủ toàn bộ phần hàm trên.
Bệnh nhân cần đeo vào mỗi đêm trước khi đi ngủ. Thậm chí nếu bệnh đã trở nặng, bạn có thể phải đeo chúng cả ngày (ngoại trừ lúc ăn và vệ sinh răng). Thỉnh thoảng, bác sĩ có làm máng hàm bên dưới để bệnh nhân tiện sử dụng. Tuy nhiên, máng dưới sẽ mang lại hiệu quả không cao bằng máng hàm trên.
Lắp máng hàm sẽ ngăn chặn thói quen nghiến răng khi ngủ của bệnh nhân. Từ đó, làm thuyên giảm cơn đau hàm. Cách làm này khá tốn kém và mất thời gian, tuy nhiên nếu bệnh của bạn đã trở nặng thì nên lựa chọn phương án lắp máng hàm này nhé.
4.2. Uống thuốc giãn cơ chuyên biệt theo kê đơn
Nếu lắp máng nhai mà cơn đau quai hàm trái không thuyên giảm thì bác sĩ có thể sẽ kết hợp kê thuốc giãn cơ. Thuốc này có tác dụng giúp giãn các nhóm cơ hàm. Từ đó, làm giảm áp lực lên cơ và cơn đau sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các loại thuốc này không giúp ích cho những bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm. Nếu bạn nằm trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị bằng biện pháp xâm lấn. Nhưng, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi những ca tiểu phẫu này diễn ra khá nhanh và không để lại cơn đau lâu.
4.3. Thực hiện phẫu thuật hàm
Tất cả phương pháp trên vẫn chưa thể làm thuyên giảm cơn đau quai hàm bên trái của bạn thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật. Chỉ có cách này mới có thể khắc phục các vấn đề liên quan tới rối loạn khớp thái dương hàm. Đây cũng là phương án cuối cùng và chỉ dành cho những bệnh nhân bị đau nghiêm trọng, lặp lại liên tục hoặc cơn đau phát sinh do cấu trúc khớp hàm gặp vấn đề.
Với phương án này, bạn sẽ cần nhập viện từ 2 -3 ngày để bác sĩ theo dõi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh của bạn sẽ được chữa trị dứt điểm, không bao giờ quay lại.
5. Bị đau quai hàm bên trái khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Đau quai hàm bên trái không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chủ quan, để mặc cho bệnh tự khỏi mà không cân nhắc tới các nguy cơ bệnh lý là điều rất nguy hiểm. Dựa theo các yếu tố đặc trưng của những căn bệnh liên quan được đề cập trên. Bạn cần có nhận định cụ thể và đưa ra quyết định thăm khám, điều trị sớm.
Nếu tình trạng đau quai hàm trái kéo dài kèm các biểu hiện như khó ăn uống, khó thở, đau khi cử động hàm, sưng hàm, sốt,… Tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là những tổng hợp từ Nha khoa Blossom về chứng đau quai hàm bên trái! Hãy quan sát triệu chứng và sớm quyết định thăm khám nha khoa nếu nhận thấy tình trạng trở nặng. Tại Nha khoa Blossom, chúng tôi luôn sẵn sàng dành cho khách hàng những dịch vụ y tế chất lượng nhất. Với hơn một thập kỷ hoạt động, Blossom luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm y tế chuyên nghiệp, nhanh chóng, tuyệt vời. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Blossom nhé!
Bài viết liên quan
XÂM LẤN TỐI THIỂU VÀ XU HƯỚNG THẨM MỸ NHA KHOA NĂM 2023 Xu hướng Nha khoa thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu đang tạo ra những hiệu quả tích cực, giúp khách hàng làm đẹp an toàn và bảo vệ sức khỏe hơn Sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ – kỹ thuật […]
Không phải ai cũng may mắn sở hữu hàm răng hoàn hảo và men răng trắng sáng tự nhiên. Nhiều người muốn cải thiện nụ cười của mình bằng cách dán sứ, nhưng gặp phải các vấn đề như răng khấp khểnh, hô, móm,… Vậy liệu răng không đều có dán sứ được không? Cùng […]
Dán sứ và bọc răng sứ là hai phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến hiện nay, giúp khắc phục các khuyết điểm về răng và mang lại nụ cười tự tin cho bạn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn phương pháp nào thì phù hợp với […]
Bị gãy răng cửa có thể vì nhiều lý do khác nhau như tai nạn, bị va đập, chấn thương vùng miệng hoặc cắn phải vật cứng khi ăn uống. Việc bị gãy răng cửa sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp hàng ngày. Để xử lý tình trạng răng cửa […]