Các trường hợp răng hô là khuyết điểm trên cung hàm dễ dàng nhận diện. Tình trạng này xảy ra từ hiện tượng sai lệch khớp cắn, sự chênh lệch giữa răng hàm trên và dưới. Mặc dù không trực tiếp gây ra đau đớn hay chảy máu, viêm chân răng,…Tuy nhiên răng hô lại khiến khuôn mặt kém thẩm mỹ, làm người bệnh tự ti trong giao tiếp. Tìm hiểu về bệnh lý nha khoa này sẽ giúp bạn có được phương án điều trị phù hợp.
1. Các trường hợp răng hô thường gặp trong nha khoa
Mặc dù có cùng tên gọi là răng hô (răng vẩu). Tuy nhiên, ít ai biết rằng bệnh lý nha khoa này cũng có nhiều dạng. Người bệnh cần sớm nhận biết các trường hợp răng hô để có phương án điều trị thích hợp, hiệu quả.
1.1. Răng hô hàm trên
Răng hô hàm trên thường do cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức khiến bộ phận này nhô ra bất thường. Điều này dẫn tới tình trạng 2 hàm trên – dưới không khớp nhau, gương mặt mất cân đối và ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai nghiền thức ăn hay phát âm. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất khi răng hô hàm trên là gương mặt trở nên kém thẩm mỹ, lộ rõ khuyết điểm.
1.2. Răng hô hàm dưới
Răng hô hàm dưới đến từ tình trạng cằm bị lệch, trong đó răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên. Ở trạng thái ngậm miệng bình thường, hàm dưới thường có xu hướng lệch phải hoặc lệch trái. Các nha sĩ chuyên khoa khuyến cáo, răng hô hàm dưới cần được tiến hành điều trị sớm nhằm tránh hiện tượng răng và phần xương hàm bị ảnh hưởng dẫn tới sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng tới khả năng nhai nghiền thức ăn, phát âm,….
1.3. Răng hô cằm lẹm
Một trong các trường hợp răng hô thường gặp khác là tình trạng răng hô cằm lẹm. Chúng khiến tổng thể chung của gương mặt trở nên mất cân đối khi cấu trúc xương hàm ngắn, khiến cằm bị hụt vào trong, làm gương mặt mất đi sự hài hòa. Cằm lẹm mặc dù không gây ảnh hưởng quá lớn đến kỹ năng ăn nhai nhưng lại thể hiện rõ khiếm khuyết về thẩm mỹ trên khuôn mặt.
1.4. Răng hô làm môi dày
Răng hô làm môi dày là tình trạng răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới, đồng thời cấu trúc môi thay đổi khi dày và nhọn hơn khiến miệng ở trạng thái bình thường không khép được vào. Ở góc nhìn nghiêng, bạn sẽ thấy răng bị đưa ra phía trước rất nhiều. Chúng gây khó khăn cho quá trình nhai nghiền thức ăn và ảnh hưởng tới sự cân đối, hài hòa của khuôn mặt.
1.5. Răng hô hở lợi
Các trường hợp răng hô thường gặp cũng bao gồm hiện tượng răng hô hở lợi. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là khi bệnh nhân cười thì nướu răng bị lộ ra nhiều, thân răng ngắn, mất tương xứng giữa chiều cao răng và lợi.
2. Cách nhận biết các trường hợp răng hô trong nha khoa
Phân loại các trường hợp răng hô có nhiều hình thái. Tuy nhiên tựu chung lại chúng bao gồm tình trạng hô theo xương hàm hoặc theo răng. Để có thể xác định đúng nguyên nhân răng hô và tìm kiếm phương án điều trị phù hợp, người bệnh cần phân biệt rõ cơ chế hình thành răng hô theo từng trạng thái này.
2.1. Tình trạng răng hô do xương hàm
Hô hàm được hiểu là trạng thái khi mà 1 trong 2 xương hàm phát triển quá mức so với xương hàm còn lại. Hoặc đôi khi chúng cũng có thể do cả 2 xương hàm đều phát triển quá mức so với tổng thể cấu trúc xương mặt. Trạng thái răng hô này không chỉ khiến mất cân đối vùng xương trên gương mặt mà còn ảnh hưởng tới tổng thể chung, khiến khuôn miệng mất cân đối dễ nhận thấy.
2.2. Hô do răng
Hiện tượng hô do răng xảy ra khi răng mọc lên xong đúng theo quy chuẩn thông thường (răng không song song theo đường thẳng đứng mà bị đâm chỉa ra phía ngoài quá mức so với răng hàm đối xứng). Cung hàm lúc này có hiện tượng bó hẹp lại và bị đẩy vào trong khiến hô càng trở nên rõ ràng. Hô răng do răng là một trong các trường hợp răng hô điển hình, thường gặp.
2.3. Hô do cả hàm và răng
Răng hô do cả hàm và răng (hô hỗn hợp) được đánh giá là nguyên nhân rất phức tạp. Chúng có dấu hiệu nhận diện mang đầy đủ đặc điểm như đã mô tả ở 02 nguyên nhân trên.
Dựa trên việc quan sát các đặc điểm trên xương hàm và khuôn miệng. Người ta có thể xác định rõ các trường hợp răng hô phân loại theo nguyên nhân. Tuy nhiên, để nắm chính xác vị trí khiến răng sai lệch và cấu trúc bất thường ở cung hàm thì người bệnh cần tới các cơ sở nha khoa để được các nha sĩ chuyên khoa thực hiện đo đọc, chụp phim CT – 3D toàn hàm và thăm khám chi tiết. Hoạt động này cũng sẽ trả lời chính xác về và tỷ lệ răng hô mà bạn gặp phải như thế nào.
3. Các trường hợp răng hô có thể gây ra hệ lụy gì?
Mặc dù răng hô không trực tiếp gây ra cảm giác đau đớn thường trực như tình trạng viêm lợi, sâu răng,….Tuy nhiên, các trường hợp răng hô vẫn có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, ảnh hưởng tới thẩm mỹ trên khuôn mặt.
- Ảnh hưởng đến chức năng nhai của cung hàm: khi răng hô sẽ khiến cho khớp cắn bị sai lệch. Lúc này, hai hàm sẽ khó cắn khớp được với nhau, cản trở hoạt động nhai nghiền thức ăn. Người bệnh không chỉ phải nhai lâu hơn mà cũng cảm thấy khó khăn hơn khi ăn các dạng thực phẩm cứng.
- Gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng: do sai lệch khớp cắn nên các răng mọc không đều, tạo kẽ hở, khoảng trống giữa các răng. Điều này khiến người bệnh khi vệ sinh răng miệng luôn rất khó khăn để làm sạch mảng bám tại các vị trí bị che khuất. Thậm chí ngay cả khi đã sử dụng kết hợp chỉ tơ nha khoa thì đôi khi tại vị trí chân răng hô cũng có thể xuất hiện tình trạng răng ố vàng, răng sâu,….
- Trở ngại khi phát âm: các trường hợp răng hô khiến hàm của người mắc có hiện tượng bị hô răng không khớp nên ảnh hưởng lớn đến các kỹ năng phát âm tròn vành – rõ chữ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người mắc răng hô thường phát âm nuốt tiếng, khó nghe và gặp nhiều e ngại khi phát âm.
- Các hậu quả khác: đôi khi răng hô cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy, phiền phức khác như tác động đến cấu trúc xương hàm, làm thay đổi cấu trúc khớp thái dương, khiến khuôn mặt mất cân đối, giảm tính thẩm mỹ và làm người bệnh e ngại khi giao tiếp. Đặc biệt, người bị răng hô rất dễ mắc phải các bệnh lý nha khoa thường gặp như: hôi miệng, viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng,…hay các bệnh lý về đường tiêu hóa, suy giảm miễn dịch,…
4. Phương pháp điều trị các trường hợp răng hô
Răng hô là trạng thái bất thường của vị trí răng trên cung hàm. Khi phát hiện tình trạng này, người bệnh cần sớm có phương án điều trị phù hợp. Hiện nay, có 03 cách khắc phục các trường hợp răng hô phổ biến trong nha khoa, bao gồm:
4.1. Phẫu thuật nắn chỉnh hàm
Phẫu thuật nắn chỉnh hàm là cách điều trị hiệu quả dứt điểm và nhanh chóng nhất dành cho các trường hợp răng hô do xương hàm. Để thực hiện phương pháp này cần sử dụng công nghệ và kỹ thuật nha khoa tiên tiến nhằm cắt bỏ phần xương hàm nhô ra, điều chỉnh độ cân đối và vị trí của khớp cắn giữa hai hàm. Từ đó nắn chỉnh phần răng hô về dần vị trí tiêu chuẩn.
Một lưu ý cần đặc biệt lưu tâm khi thực hiện cắt xương hàm đó là phương án này tương đối tốn kém, dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc chấn thương. Do đó, bạn cần tìm đến những đơn vị nha khoa uy tín để có thể được thăm khám và chỉ định điều trị tốt nhất.
4.2. Niềng răng
Niềng răng được đánh giá là một trong những phương pháp rất hiệu quả với các trường hợp răng hô. Theo các nha sĩ chuyên sâu, phương pháp này cũng giúp hỗ trợ nắn chỉnh khớp cắn rất hiệu quả.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định niềng khi các sai lệch về răng không quá phức tạp. Phổ biến nhất là các trường hợp răng hô do xương hoặc răng. Bằng bộ khí cụ và các phương pháp nắn chỉnh nha khoa tiên tiến, răng bị hô do xô lệch sẽ dần trở về vị trí mong muốn ban đầu.
4.3. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là biện pháp chỉnh nha không phẫu thuật hiện được rất nhiều người cũng lựa chọn để cải thiện tình trạng răng hô. Tuy nhiên, phương án này này chỉ tác động đến răng mà không chạm tới cấu trúc xương hoặc khớp cắn. Do đó, chúng chỉ có thể áp dụng trong những trường hợp cụ thể bao gồm:
- Răng cửa bị hô trong khi các răng khác mọc hoàn toàn bình thường
- Răng hô do mọc chỉa ra ngoài nhưng tình trạng khớp cắn không lệch nhiều.
- Răng hơi hô nhẹ vì vị trí răng mọc sai từ đầu.
Ưu điểm lớn nhất của tình trạng răng hô là rất nhanh gọn. Người bệnh sẽ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày để có thể hoàn tất quá trình bọc răng. Tuy nhiên, cũng như niềng răng, bọc răng sứ chỉ áp dụng cho các trường hợp răng hô nhẹ.
4.4. Phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng
Đối với tình trạng răng hô do cả xương và hàm xô lệch hoặc do xương hàm nhưng răng cũng mọc không đều thì việc thực hiện phẫu thuật kết hợp cùng niềng răng là giải pháp tối ưu nhất. Tất nhiên, việc áp dụng điều trị cần tuân theo chỉ định chẩn đoán, thăm khám của nhà sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, sau phẫu thuật, răng cần được niềng đúng quy chuẩn, tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để đảm bảo kịp nắn chỉnh răng có hiệu quả dần dần.
5. Đâu là địa chỉ điều trị các trường hợp răng hô uy tín, đáng tin cậy hiện nay?
Các trường hợp răng hô không khó để nhận biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp nhận điều trị bệnh lý về nha khoa này một cách hiệu quả. Trên thực tế, có không ít trường hợp dù hiểu rõ mình bị răng hô nhưng lại chật vật với những cách thức chữa trị không hiệu quả. Thâm chí chấp nhận sống chung với chúng như một phần khuyết điểm.
Vậy thì, tại sao bạn không đến với Nha khoa Blossom để được thăm khám và tiếp nhận điều trị bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa đầu ngành đến từ Hàn Quốc và các chuyên gia nha khoa Việt Nam. Với trung tâm khoa được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn, hiện đại và tiên tiến bậc nhất. Nha khoa Blossom sẽ mang đến cho khách hàng sự tư vấn tận tình, chính xác theo đúng tình trạng răng hô, răng sai lệch.
Đặc biệt, các nha sĩ chuyên khoa của Blossom luôn luôn lắng nghe để có thể tìm thấy cho bạn giải pháp tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
6. Cập nhật chi phí niềng răng hô tại Nha Khoa Blossom hiện nay
Phương pháp điều trị các trường hợp răng hô sẽ được chỉ định sau quá trình chẩn đoán từ nha sĩ. Khi áp dụng đúng chỉ dẫn, quá trình nắn chỉnh răng hô chắc chắn sẽ có hiệu quả. Tùy tình trạng sai lệch vị trí răng cũng như trình độ của nha sĩ chuyên khoa mà người ta có thể đánh giá được hiệu quả đạt được là bao nhiêu %.
Nếu con số này ở mức không quá tệ thì bạn nên hướng đến kỹ thuật niềng răng nhằm tránh phải can thiệp phẫu thuật và tiết kiệm tối đa chi phí. Đây cũng là lý do mà niềng răng ngày càng là phương pháp được lựa chọn phổ biến trong nắn chỉnh nha khoa. Chi phí niềng răng hô hiện nay sẽ phụ thuộc vào loại mắc cài bạn chọn: mắc cài sứ hay mắc cài kim loại.
Bảng giá dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về chi phí điều trị các trường hợp răng hô với niềng răng tại Nha khoa Blossom:
Bảng giá niềng răng tại Nha khoa Blossom | Giá niêm yết (2 hàm) |
---|---|
Niềng răng mắc cài thường | 25 triệu - 50 triệu |
Niềng răng mắc cài tự buộc | 35 triệu - 55 triệu |
Niềng răng mắc cài sứ | 40 triệu - 60 triệu |
Niềng răng Invisalign | 55 triệu - 142 triệu |
Cùng với chi phí niềng răng hô, trong quá trình áp dụng kỹ thuật niềng cũng cần sử dụng thêm các khí cụ để hỗ trợ nắn chỉnh răng, giảm độ sai lệch của từng vị trí răng. Dưới đây là bảng tham khảo giá các chi tiết khí cụ phụ trợ cơ bản:
Dịch vụ niềng răng tại Nha khoa Blossom | Giá niêm yết |
---|---|
Khí cụ nong nhanh RPE | 8.000.000đ |
Minivis | 3.000.0000đ |
Bộ giữ khoảng răng cửa | 3.000.000đ |
Thiết bị TMD (Nẹp CR) | 10.000.000đ |
Mặt phẳng nghiêng INCLINED PLANE | 5.000.000đ |
Khí cụ nong hàm chậm | 5.000.000đ |
Khí cụ nong nhanh RPE | 8.000.000đ |
Trainer - Myobrace | 10.000.000đ |
Khí cụ chức năng | 15.000.000đ |
MARPE | 25.000.000đ |
Facemask/Headgear | 10.000.000đ- 15.000.000đ |
Với những thông tin về cách trường hợp răng hô được cung cấp, giới thiệu đầy đủ trên đây. Hi vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tham khảo hữu ích về kiến thức nha khoa. Từ đó, đối chiếu với sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện những bất thường do răng xô lệch. Hãy đến với Nha khoa Blossom để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tình trạng răng hô hiệu quả nhé!
Bài viết liên quan
Làm răng sứ không mài là kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp giảm tối thiểu các xâm lấn đến răng thật, độ che phủ tốt và độ tự nhiên đạt gần như hoàn hảo. Vậy thực tế làm răng sứ không mài có thực sự tốt không? Hãy cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu […]
Không phải ai cũng may mắn sở hữu hàm răng hoàn hảo và men răng trắng sáng tự nhiên. Nhiều người muốn cải thiện nụ cười của mình bằng cách dán sứ, nhưng gặp phải các vấn đề như răng khấp khểnh, hô, móm,… Vậy liệu răng không đều có dán sứ được không? Cùng […]
Nhức răng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần. Theo các nha sĩ chuyên khoa, nguyên nhân nhức răng có thể xuất phát từ nhiều lý do: viêm tủy răng, áp xe, sâu răng,….Tùy theo từng lý do và mức […]
Nụ cười rạng rỡ với hàm răng trắng sáng, đều đặn luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Nắm bắt nhu cầu đó, các phương pháp phục hình thẩm mỹ như bọc hoặc dán răng sứ ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nhiều người vẫn băn khoăn về việc […]