Nội dung bài viết

Mất răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Trồng răng hàm là giải pháp tối ưu giúp phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện diện mạo cho bạn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp và chi phí trồng răng hàm, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

Trồng răng hàm: Phương pháp và chi phí thực hiện

Trồng răng hàm: Phương pháp và chi phí thực hiện

1. Tại sao nên trồng răng hàm?

Mất răng hàm là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe tổng thể. Việc không trồng lại răng hàm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Khi mất răng hàm, khả năng ăn nhai của bạn sẽ bị suy giảm đáng kể, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Biến dạng khuôn mặt: Khi mất răng hàm, khuôn mặt của bạn có thể bị hóp lại, trông già hơn tuổi thật.
  • Di lệch răng: Không còn một chiếc răng hàm bất kỳ, các răng lân cận có thể bị di chuyển hoặc nghiêng về phía khoảng trống, dẫn đến tình trạng chen chúc và xô lệch.
  • Mất đi răng hàm có thể làm di lệch răng gây nên tình trạng răng bị xô lệch
  • Tiêu xương hàm: Răng mất đi làm xương hàm không còn được kích thích và sẽ dần dần tiêu biến. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như móm, hóp má và ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
  • Giảm tính thẩm mỹ: Nụ cười sẽ trở nên thiếu tự nhiên và ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn.
  • Tăng nguy cơ bệnh lý: Việc thiếu răng hàm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh nha khoa khác.

2. Trường hợp nào nên trồng răng hàm?

Việc xác định chính xác trường hợp nào nên trồng răng hàm là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả và tính thẩm mỹ cho quá trình phục hình. Dưới đây là một số trường hợp điển hình được bác sĩ khuyến khích thực hiện trồng răng hàm:

  • Mất răng hàm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai gây khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm dai hoặc cứng.
  • Răng hàm bị lung lay, gãy vỡ do bệnh nha chu, sâu răng nặng hoặc chấn thương.
  • Răng hàm bị sâu nặng không thể bảo tồn đã ảnh hưởng đến tủy, không thể điều trị bằng phương pháp trám hoặc bọc răng sứ.
  • Răng hàm thưa, hở kẽ nặng gây mất thẩm mỹ nụ cười, ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp.
Nên trồng răng hàm trong trường hợp bị lung lay hoặc gãy vỡ

Nên trồng răng hàm trong trường hợp bị lung lay hoặc gãy vỡ

3. Tầm quan trọng của việc trồng răng hàm

Người bị mất răng, nhất là răng hàm cần phải khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Trồng răng hàm sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe răng miệng và cuộc sống của bạn. Có thể kể đến từ việc phục hồi chức năng ăn nhai, hỗ trợ việc ăn uống dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn, đến việc duy trì cấu trúc khuôn mặt nhằm ngăn ngừa hóp má, móm, giúp bạn trẻ trung hơn.

Bên cạnh đó, việc trồng răng hàm còn giúp ngừa tiêu xương hàm, bảo vệ cấu trúc răng để hạn chế di lệch, chen chúc, xô lệch. Đồng thời, nụ cười của bạn sẽ trở nên tự nhiên, rạng rỡ, tăng sự tự tin hơn khi răng hàm được nâng cao thẩm mỹ. Đặc biệt là cải thiện sức khỏe răng miệng tránh nguy cơ sâu răng, viêm nướu, nha chu.

4. Các phương pháp trồng răng hàm hiệu quả

4.1 Trồng răng hàm với hàm tháo lắp

Trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp là một lựa chọn phổ biến được nhiều người ưa chuộng bởi tính linh hoạt, chi phí hợp lý và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, kể cả những người có mật độ xương hàm không tốt. Phương pháp này sử dụng một bộ hàm giả được thiết kế riêng để thay thế cho những chiếc răng bị mất, bao gồm hai phần chính: nền hàm mô phỏng nướu và răng giả được gắn trên đó. Quá trình thực hiện phương pháp này cũng tương đối dễ dàng, chỉ mất khoảng 1 tuần để hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp được thực hiện nhanh chóng

Trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp được thực hiện nhanh chóng

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là dễ rơi vì khả năng chịu lực của hàm sẽ không tốt và chưa thể ngăn ngừa được nguy cơ tiêu xương. Đồng thời tính thẩm mỹ của nó cũng sẽ không cao. Vì vậy, trước khi lựa chọn trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ. Tham vấn ý kiến bác sĩ là điều cần thiết, giúp bạn có quyết định đúng đắn và phù hợp.

4.2 Trồng răng hàm với phương pháp cầu sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình răng hiệu quả, mang lại nụ cười rạng rỡ và khả năng ăn nhai tối ưu cho người bệnh. Phương pháp này sử dụng mão sứ được chế tạo riêng để lấp đầy khoảng trống do răng hàm bị mất, được gắn cố định vào hai hoặc nhiều răng khỏe mạnh xung quanh (gọi là răng trụ) thông qua mão sứ. Nhìn chung, kỹ thuật trồng răng hàm cầu sứ vẫn được ưa chuộng vì khả năng chịu lực tốt cũng như tính thẩm mỹ cao.

Song việc sử dụng hàm bằng cầu sứ vẫn có một số nhược điểm, đó là phải mài hai răng trụ xung quanh để gắn cầu sứ và nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng. Ngoài ra, cầu răng sứ không thể kích thích xương hàm như răng thật, dẫn đến nguy cơ tiêu xương hàm theo thời gian.

Phương pháp trồng răng hàm bằng cầu sứ đảm bảo ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm răng

Phương pháp trồng răng hàm bằng cầu sứ đảm bảo ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm răng

4.3 Trồng răng hàm Implant

Trồng răng Implant được xem là phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực phục hình răng. Phương pháp này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thẩm mỹ, độ bền, khả năng ăn nhai hiệu quả và hạn chế nguy cơ tiêu xương hàm. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình cấy ghép Implant cũng cao hơn so với các phương pháp truyền thống.

Khi lựa chọn thực hiện trồng răng Implant, bạn cần tìm hiểu nha khoa uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả như mong muốn. Nha Khoa Blossom là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ trồng răng Implant với vật liệu Implant cao cấp từ Đức – Ankylos an toàn, nhanh chóng và chuẩn xác cùng công nghệ Digital Implant. Hơn nữa, bạn còn được trực tiếp điều trị bởi Viện trưởng Daniel Kim là chuyên gia Implant hơn 20 năm kinh nghiệm đến từ Hàn Quốc.

Trồng răng hàm Implant tại Nha Khoa Blossom an toàn với vật liệu cao cấp

Trồng răng hàm Implant tại Nha Khoa Blossom an toàn với vật liệu cao cấp

5. Trồng răng hàm hiện nay giá bao nhiêu?

Chi phí trồng răng hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp trồng răng, số lượng răng cần trồng, loại trụ Implant, tình trạng sức khỏe răng miệng,… Trong đó, phương pháp trồng răng hàm tháo lắp có chi phí tương đối rẻ, thường dao động từ khoảng 300.000 – 1.000.000 đồng/răng (chưa tính bộ khung hàm).

Chi phí trồng răng hàm cầu sứ thì có giá nhỉnh hơn một chút, từ khoảng 1.000.000 – 9.000.000 đồng/răng. Đối với phương pháp trồng răng hàm Implant thì có chi phí cao hơn hẳn so với hai kỹ thuật còn lại do độ bền cao, đem lại sự tự nhiên và tránh được nguy cơ tiêu xương hàm rất tốt nên giá có thể dao động từ 17.000.000 – 35.000.000 đồng/răng.

Để có được báo giá chính xác cho trường hợp của bạn, hãy liên hệ Nha Khoa Blossom qua hotline (028) 2210 3280 – 1800 2058 (phím 2) để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám miễn phí. Chắc chắn rằng bạn sẽ có được sự chăm sóc và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ đội ngũ nhân viên của Nha Khoa Blossom.

Giá trồng răng hàm sẽ có sự chênh lệch nhất định, tùy vào phương pháp lựa chọn

Giá trồng răng hàm sẽ có sự chênh lệch nhất định, tùy vào phương pháp lựa chọn

6. Cách để tiết kiệm chi phí trồng răng hàm

Nhiều người lầm tưởng rằng trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp hoặc cầu sứ là phương án tiết kiệm. Tuy nhiên, hai phương pháp này có độ bền không cao, không ngăn ngừa tiêu xương răng, dẫn đến việc phải thay thế sau một thời gian, gây tốn kém chi phí về lâu dài.

Vì vậy, phương án mang tính kinh tế nhất là lựa chọn phương pháp trồng răng có độ bền cao và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng như tiêu xương hàm, điển hình là cấy ghép Implant. Bên cạnh đó, để có thể tiết kiệm được chi phí trồng răng, bạn cũng cần tự chủ động chăm sóc, vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn từ bác sĩ để kéo dài được tuổi thọ của chiếc răng giả.

7. Câu hỏi thường gặp về trồng răng hàm

7.1 Trồng răng hàm có gây đau hay không?

Nhiều người thường trì hoãn trồng răng vì lo lắng về cảm giác đau đớn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của kỹ thuật nha khoa và sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, việc trồng răng hàm ngày nay đã trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều.

7.2 Trồng răng hàm mất bao lâu?

Thời gian trồng răng hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, phương pháp trồng răng được lựa chọn và kỹ thuật của nha sĩ. Tuy nhiên, nhìn chung, quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn tư từ vấn ban đầu, quá trình phẫu thuật, thời gian lành vết thương và phục hồi chức năng. Do đó, tổng thời gian trồng răng hàm có thể dao động từ 4 đến 12 tháng.

Trồng răng hàm có thể mất khoảng thời gian từ 4 tháng - 1 năm

Trồng răng hàm có thể mất khoảng thời gian từ 4 tháng – 1 năm

7.3 Cách chăm sóc sau khi trồng răng hàm như thế nào?

Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trồng răng hàm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và tuổi thọ của cấy ghép. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện trồng răng:

Vệ sinh răng miệng

  • Đánh răng: Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Dùng chỉ nha khoa: Vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn uống

  • Tránh thức ăn cứng: Hạn chế ăn các thức ăn cứng, dai hoặc có tính axit cao trong vài tuần đầu sau khi cấy ghép.
  • Nhai thức ăn đều hai bên: Nhai thức ăn đều hai bên để tránh tác động lực quá mạnh lên vùng cấy ghép.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để giữ cho miệng luôn ẩm và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Nên uống nhiều nước sau khi thực hiện trồng răng hàm với phương pháp Implant

Nên uống nhiều nước sau khi thực hiện trồng răng hàm với phương pháp Implant

Thăm khám định kỳ

  • Tái khám theo lịch hẹn: Đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng và Implant.
  • Phát hiện sớm vấn đề: Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng, đau, chảy máu,…

Lối sống lành mạnh

  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình lành hẳn vết thương và làm tăng nguy cơ biến chứng.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng là tình trạng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và thực hiện các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng.

Bằng cách tuân thủ những hướng dẫn trên, bạn có thể đảm bảo rằng răng hàm được cấy ghép sẽ hoạt động tốt và bền lâu.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về từng phương pháp trồng răng hàm hiện nay và có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp cho bản thân. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Blossom để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn trồng răng hàm với phương pháp tiên tiến – cấy ghép Implant.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Răng sứ Titan được xem là giải pháp hiện đại nhằm nâng cao thẩm mỹ nụ cười một cách hiệu quả. Đối với các trường hợp, răng của bạn đã có dấu hiệu bị yếu, cần phục hồi chức năng ăn nhai hay kém thẩm mỹ thì dòng răng sứ Titan chính là phương pháp cải thiện tốt […]

  Ngày: 21/05/2024

Mất răng là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của nhiều người. Nhờ có kỹ thuật nha khoa hiện đại, trồng răng giả cố định đã trở thành giải pháp tối ưu giúp phục hồi hàm răng hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn […]

  Ngày: 20/05/2024

Bệnh viêm nướu tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như áp xe nướu, viêm nha chu,.. Vậy Viêm nướu là bệnh gì? Cách chữa viêm nướu như thế nào? Nha Khoa Blossom sẽ giải đáp cho bạn […]

  Ngày: 27/03/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    5261