Tẩy trắng răng là phương pháp được thực hiện nhằm loại bỏ các mảng ố vàng gây xỉn màu men răng. Từ đó, chúng mang lại hàm răng trắng sáng, đều màu và nụ cười tự tin cho người thực hiện. Vậy, khi nào tẩy trắng răng, phương pháp thì nào an toàn, hiệu quả? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về câu hỏi này thì hãy tham khảo ngay những thông tin nha khoa dưới đây nhé!
1. Tẩy răng liệu có tốt không? Khi nào tẩy trắng răng?
Để có thể chăm sóc răng miệng tốt nhất, việc hiểu rõ về bản chất của phương pháp mà mình sẽ thực hiện là rất quan trọng. Do đó, khi tìm hiểu câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng, trước tiên bạn cần nắm rõ đây là kỹ thuật gì?
Theo các nha sĩ chuyên khoa, tẩy trắng răng là cách sử dụng các chất oxy hóa hoặc năng lượng ánh sáng ở cường độ cao nhằm tạo nên các phản ứng oxy hóa cắt đứt chuỗi phân tử màu tại lớp ngà răng. Từ đó, chúng giúp cải thiện màu sắc bề mặt răng, làm răng trắng sáng, đều màu hơn tình trạng ban đầu.
Chúng giúp khắc phục tình trạng răng xỉn màu một cách triệt để, lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Từ đó, giúp người thực hiện có tin hơn giao tiếp, sở hữu nụ cười tươi tắn, rạng rỡ.
Hầu hết mọi hàm răng đều có thể áp dụng kỹ thuật tẩy trắng răng. Tuy nhiên, kỹ thuật này có tốt không, tính hiệu quả của chúng ra sao thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố tiên quyết là việc bạn cần hiểu rõ về mức độ ố vàng của răng, nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, xác định được phương pháp thực hiện phù hợp. Có 02 nguyên nhân khiến lớp men răng bị nhiễm màu gây xỉn bề mặt bao gồm:
Nhiễm màu trên bề mặt men răng:
- Thói quen thưởng thức các thực phẩm có màu trong thời gian dài như: rượu vang, nước trái cây, cafe, trà,….
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: đánh răng không kỹ khiến mảng bám còn dính lại tại các kẽ răng,…
- Thói quen hút thuốc lá lâu năm
Nhiễm màu từ sâu trong răng:
- Yếu tố di truyền, tuổi tác người trung niên hoặc người già là đối tượng dễ bị ố vàng răng, xỉn màu răng.
- Thuốc kháng sinh Tetracycline sử dụng quá nhiều, với liều cao khi còn nhỏ.
- Phụ nữ mang thai sử dụng kháng sinh Tetracycline khiến con sinh ra có thể bị răng ố vàng một vài chiếc hoặc toàn bộ hàm răng.
- Sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluor cao hoặc nguồn nước dùng hàng ngày bị nhiễm Fluor.
2. Liệu có nên thực hiện tẩy trắng răng không?
Có nên tẩy trắng răng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp này. Các nha sĩ chuyên khoa đều cho rằng, việc thực hiện làm trắng răng là cần thiết. Tuy nhiên, khi nào tẩy trắng răng thì dựa theo từng trường hợp:
2.1. Khi nào nên tẩy trắng răng?
Mặc dù răng ố vàng, xỉn màu không gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, chúng lại là khuyết điểm rất dễ nhận thấy khi cười. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng ngả màu và cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp thì việc cân nhắc tẩy trắng răng là cần thiết.
Điều kiện để áp dụng kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa này khá đơn giản, được áp dụng trong những trường hợp:
- Răng khỏe mạnh, không có hiện tượng bị mài mòn.
- Xác định được nguyên nhân gây ố vàng ngà răng đến từ lý do: hút thuốc lá, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống các dạng thực phẩm có màu như cà phê, trà,….
- Răng xỉn màu không đi kèm các dấu hiệu bệnh lý về nha khoa khác.
- Làm trắng răng thường chỉ áp dụng hiệu quả với những người chưa có tuổi thọ quá cao hoặc người không mắc một số bệnh mãn tính về tim mạch, thần kinh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
2.2. Những đối tượng nào không nên tẩy trắng răng?
Rõ ràng với câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng thì câu trả lời là hầu hết mọi người đều có thể thực hiện được phương pháp này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tẩy răng không được nha sĩ khuyến nghị thực hiện với:
- Những người có tiền sử dị ứng với thuốc tẩy do cơ địa.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 16 tuổi khi cấu trúc xương hàm chưa ổn định, dễ khiến tủy bị kích ứng gây cảm giác ê buốt, khó chịu.
- Tẩy trắng răng không áp dụng với những người có ngà răng bị lộ do một trong các nguyên nhân: mòn răng cơ học, viêm lợi, mòn cổ chân răng,….
- Người cao tuổi hoặc người đang mắc những bệnh lý mãn tính về hệ thần kinh, hệ tim mạch,…
3. Giới thiệu các phương pháp tẩy trắng răng hiện nay
Với câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng, nếu bạn không thuộc một trong những trường hợp chịu hạn chế về phương pháp này. Vậy thì dưới đây là gợi ý về các phương pháp tẩy trắng răng dành cho bạn tham khảo, áp dụng:
3.1. Giới thiệu mẹo tự tẩy trắng răng tại nhà
Phương pháp tẩy trắng răng tại nhà thường chỉ áp dụng cho tình trạng răng ố vàng xuất phát từ hiện tượng nhiễm màu bên trên lớp ngà răng. Lúc này, lớp men răng chưa bị nhiễm màu quá nặng và bạn hoàn toàn có thể chủ động làm trắng răng tại nhà.
3.1.1. Đeo máng giúp tẩy trắng răng tại nhà
Đeo máng là lựa chọn được rất nhiều người thực hiện để tẩy trắng răng tại nhà. Đây là dạng máng ngậm nha khoa chuyên dụng được làm từ nhựa plastic trong suốt, mềm mại nên không gây tổn thương nướu đồng thời ngăn nước bọt không thể tràn vào trong. Trong máng có thuốc làm trắng răng giúp dần tẩy đi lớp ố vàng trên ngà răng.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là chúng hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, người dùng chủ động về thời gian áp dụng. Bên cạnh đó, chi phí của chúng cũng không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của đeo máng tẩy răng trắng là chúng chỉ có thể áp dụng với những trường hợp răng nhiễm màu nhẹ hoặc nguyên nhân nhiễm màu từ bên ngoài.
3.1.2. Tẩy răng bằng các thực phẩm có chọn lọc
Có thể bạn không biết rằng, ngay trong các thực phẩm ăn uống mỗi ngày, bằng cách chọn lọc, bạn cũng có thể làm trắng răng tương đối an toàn, hiệu quả. Các nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng, trong vỏ chuối, quả dâu tây hàng các loại rau củ: cần tây, hành, tỏi,….chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giúp mài nhẹ đi lớp ngà răng bị ố vàng, xỉn màu và dần giảm bớt tình trạng nhiễm màu men răng.
3.2. Tẩy trắng răng tại nha khoa
Cùng với câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng, người ta cũng thường băn khoăn rằng khi nào nên tới thăm khám nha sĩ để được hỗ trợ cải thiện màu răng. Theo đó, mặc dù các biện pháp làm trắng răng tại nhà được chứng minh có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng thường chỉ áp dụng với tình trạng nhiễm màu men răng nhẹ. Trong rất nhiều trường hợp, khi răng ố vàng, răng xỉn màu dẫn tới phá hủy ngà răng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nụ cười. Vậy thì lúc này bạn nên sớm đến nha khoa để được thăm khám, điều trị tốt nhất.
3.2.1. Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma
Tẩy trắng răng với đèn Plasma là kỹ thuật làm sáng men răng hiện được áp dụng rất phổ biến trong nhà khoa. Phương pháp này sử dụng tia Plasma với tần số phù hợp nhằm kích hoạt ion khử trắng răng triệt.
Ưu điểm của phương pháp này đó là chúng thực hiện tương đối nhanh gọn. Bạn chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút để có thể lấy lại hàm răng trắng sáng, đều màu. Ngoài ra cách tẩy răng này không gây hại đến sức khỏe và có chi phí tương đối hợp lý.
3.2.2. Tẩy trắng răng bằng đèn sinh học Led Bleaching System
Đèn sinh học Led Bleaching System là kỹ thuật làm sáng men răng dựa vào đèn LED tăng cường hoạt hóa thành phần thuốc tẩy trắng. Từ đó, đưa các hạt tinh thể này tiếp đưa ngấm sâu vào men răng nhằm phá hủy đi cấu trúc hình thành sắc tố gây nhiễm màu men răng cũ đồng thời tạo nên sắc trắng ngà mới của men răng. Đây là phương pháp được đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 lần thực hiện dịch vụ.
Thời gian thực hiện tẩy trắng răng với đèn sinh học Led Bleaching System rất nhanh gọn, chỉ khoảng 30 phút. Để kỹ thuật này được thực hiện hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu nha sĩ bao giờ cũng sẽ tiến hành thăm khám, xác định mức độ ố vàng cụ thể của lớp men răng. Từ đó mới xác định chính xác cường độ tia laser áp dụng trong cả quá trình. Do đó, yếu tố quyết định nên tính thành công của phương pháp làm trắng men răng này phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nha sĩ và các máy móc hiện đại trong nha khoa.
Nha khoa Blossom là một trong những trung tâm nha khoa chuyên sâu đi đầu trong dịch vụ này. Đơn vị mang đến dịch vụ làm sáng men răng với đèn sinh học LED Bleaching System và thuốc tẩy trắng nhập khẩu từ Úc, có tính an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, phương pháp này còn được thực hiện với đội ngũ các bác sĩ nha khoa hàng đầu tại Hàn Quốc – Việt Nam, không gây nên cảm giác ê buốt, tạo sự thoải mái cho người thực hiện trong suốt quá trình.
3.2.3. Làm răng sứ, bọc răng sứ
Với răng bị nhiễm màu gây ố vàng, câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng sẽ tùy thuộc vào từng cơ địa. Khi tình trạng răng xỉn màu ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Lúc này, bạn nên sớm thăm khám và áp dụng các kỹ thuật làm trắng răng chuyên sâu như: dán sứ, bọc răng sứ.
Đây là biện pháp được ưa chuộng phổ biến hiện nay trong nha khoa. Cả 2 phương pháp này đều được đánh giá cao bởi khả năng cải thiện triệt để màu men răng, giúp răng trắng sáng đều màu, có thể áp dụng ngay cả với trường hợp răng xỉn màu nghiêm trọng, từ sâu trong răng. Trong đó:
- Bọc răng sứ: Giải pháp phục hình thẩm mỹ được tiến hành bằng cách mài đi lớp men răng mỏng, tạo cùi răng và bọc lên các mũ sứ trắng sáng. Theo các nha sĩ chuyên khoa, tỷ lệ mài răng với phương pháp bọc răng sứ thường dưới 2mm.
- Dán sứ: Phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ được nhận xét là cải tiến và vượt trội hơn so với bọc răng sứ. Bởi kỹ thuật này không yêu cầu người thực hiện phải lớp mài men răng quá lớn mà thay vào đó lớp mài chỉ khoảng 0.2 – 0.5mm. Đặc biệt, với nhiều phương pháp dán sứ hiện đại, tiên tiến hiện nay như dán sứ Lamifilm, người thực hiện thậm chí không cần phải mài răng. Điều này giúp loại bỏ tối đa cảm giác ê buốt, đau nhức hoặc các ảnh hưởng tới tủy răng, nướu về lâu dài.
Răng sứ mới được dán hoặc bọc sẽ sở hữu độ trắng sáng, rạng rỡ và màu sắc tương đối tự nhiên. Do đó, chúng có khả năng khắc phục hoàn toàn tình trạng răng nhiễm màu gây ố vàng, mang lại hàm răng trắng sáng, đều màu.
Với các phương pháp làm trắng răng chuyên sâu, điều quan trọng là bạn cần tìm đến một đơn vị nha khoa uy tín. Bởi họ chính là đơn vị sẽ trực tiếp tiến hành thăm khám và đưa ra lời khuyên, biện pháp phù hợp. Các cơ sở nha khoa có chuyên môn cũng sẽ thực hiện tẩy trắng răng, làm răng sứ với kỹ thuật cao, hạn chế mài mòn men răng.
Để được tham khảo và hỗ trợ làm trắng răng hiệu quả với các kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa chuyên sâu này. Ngay hôm nay, khách hàng có thể liên hệ với Nha khoa Blossom. Đây là đơn vị đã có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, sở hữu đội ngũ các nha sĩ, chuyên gia hàng đầu với hơn 20 năm kinh nghiệm đến từ Seoul, Hàn Quốc. Tại Nha khoa Blossom, các dịch vụ làm trắng răng luôn được đánh giá rất cao về chất lượng. Đặc biệt, Blossom là một trong số ít những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam sở hữu công nghệ dán sứ không mài Lamifilm tiên tiến bậc nhất.
Theo đó Lamifilm đang là kỹ thuật dán răng sứ nhằm cải thiện tình trạng răng ố vàng một cách triệt để. Điều đặc biệt ở đây là các miếng dán sứ mỏng chỉ 0.01mm, hoàn toàn chế tác thủ công, vừa khít, ăn khớp với từng vị trí răng. Công nghệ này hoàn toàn không yêu cầu người thực hiện mài đi lớp men răng tự nhiên. Do đó, chúng bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nguy cơ gây ê buốt, đau nhức răng sau khi bọc sứ.
Không chỉ vậy, dán sứ Lamifilm còn là dòng miếng dán sứ ưu Việt có độ bền cao hơn rất nhiều so với dạng vật liệu composite. Chúng không chỉ mang đến độ bền màu cao, giúp người dùng thoải mái ăn nhai (độ cứng gấp 7 lần răng thật) mà còn hỗ trợ duy trì sắc trắng tự nhiên của màu răng rất ấn tượng.
4. Những lưu ý để khi tẩy trắng răng hiệu quả
Khi tìm hiểu về câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng, bạn cũng nên nắm chắc các lưu ý để thực hiện phương pháp này hiệu quả. Cụ thể:
- Quá trình tẩy trắng sau khoảng 2 tuần, răng thường có hiện tượng rất nhạy cảm. Do đó, người thực hiện cần chú ý kiêng ăn các thức ăn, đồ uống sậm màu để tránh nguy cơ bị nhiễm màu răng gây ngà men răng trở lại. Trong trường hợp uống nước ngọt, nước ngọt có gas, tốt nhất nên dùng ống hút thay vì uống trực tiếp dùng miệng.
- Sau làm trắng răng, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách nhằm hạn chế nguy cơ răng bị ố màu trở lại.
- Trong một vài trường hợp, các phương pháp làm trắng răng dùng thuốc tẩy có thể gây tác dụng phụ: có cảm giác ê buốt, đau răng, xuất hiện tình trạng răng nhạy cảm,…Nếu quá khó chịu, bạn nên tới nha khoa để được thăm khám tốt nhất.
- Với các phương pháp tẩy trắng răng ngắn hạn: đeo máng tẩy trắng răng, dùng thuốc tẩy trắng răng,….Bạn chắc chắn cần thực hiện quá trình này lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các lần làm trắng răng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ nha sĩ.
- Việc lạm dụng kỹ thật tẩy trắng răng có thể gây nên nhiều hệ lụy: khiến ê buốt kéo dài, răng yếu đi, mất khả năng nhai nghiền kỹ,…
- Đôi khi kết quả tẩy trắng cũng phụ thuộc vào màu răng trước đó. Do đó, nếu trước đó răng nhiễm Tetracyclin nặng hoặc từng quá xỉn màu thì rất khó để lấy lại màu men răng trắng ban đầu.
5. Khi nào tẩy trắng răng – giải đáp một vài câu hỏi
Bên cạnh câu hỏi về: Khi nào tẩy trắng răng, dưới đây là một vài giải đáp thêm về quá trình này dành cho bạn tham khảo:
5.1. Độ tuổi nào thì có thể tiến hành tẩy trắng răng?
Độ tuổi thích hợp nhất để tẩy trắng răng là trên 18 tuổi. Trước đây, nhiều nha sĩ nêu ra quan điểm là trẻ em dưới 16 tuổi có thể thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa này. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được rằng trẻ ở giai đoạn 16 tuổi thường có tủy răng còn rộng, nếu tẩy trắng răng sẽ dễ dẫn đến cảm giác ê buốt, viêm nướu hoặc thậm chí răng trở nên nhạy cảm. Do đó, tẩy trắng răng chỉ nên áp dụng với trẻ từ 18 tuổi trở lên.
5.2. Bao lâu nên thực hiện tẩy trắng răng một lần?
Khi nào tẩy trắng răng cũng thường bao gồm câu hỏi về bao lâu nên lặp lại hoạt động này một lần. Theo các nha sĩ chuyên khoa:
- Trong trường hợp áp dụng các phương pháp tẩy trắng răng với thuốc tẩy trắng, nếu duy trì chăm sóc răng miệng tốt, có thể giữ răng trăng tương đối lâu. Như vậy, sau khoảng thời gian này bạn nên tiến hành tẩy trắng răng lại. Tuy nhiên nếu vẫn duy trì các thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì thời gian tẩy trắng răng sẽ sớm hơn.
- Trường hợp sử dụng phương pháp: bọc răng sứ, dán răng sứ thì thời gian thường sẽ lâu hơn. Tùy thuộc vào khả năng chăm sóc răng sứ sau thẩm mỹ màu răng trắng sáng có thể giữ lên đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
5.3. Tẩy trắng răng tại nha khoa có gây đau không?
Các phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa nếu được thực hiện đúng kỹ thuật về cơ bản đều an toàn, không gây đau đớn. Trong một số trường hợp răng nhạy cảm, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng răng ê buốt, tê chân răng. Tuy nhiên những biểu hiện nay đều không quá nghiêm trọng, thường sẽ hết sau một vài ngày.
6. Tổng kết
Với các thông tin được cung cấp cụ thể trên, hi vọng rằng bạn đã trả lời được chi tiết câu hỏi: Khi nào tẩy trắng răng. Từ đó nghiên cứu kỹ và tìm thấy biện pháp làm trắng răng hiệu quả, an toàn. Với nhu cầu được tư vấn về thẩm mỹ nha khoa tốt nhất, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Blossom để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan
Phục hình răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, với hai loại phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ, nhiều người băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù […]
Nụ cười rạng rỡ là niềm tự hào của mỗi người, nhưng mất răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Hai phương pháp phục hình thông dụng hiện nay là trồng răng sứ và cấy ghép Implant. Vậy nên trồng răng sứ hay Implant để đạt được hiệu […]
Bạn đang muốn cải thiện nụ cười của mình bằng phương pháp bọc răng sứ nhưng lại phân vân không biết nên lựa chọn loại nào tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc răng sứ loại nào tốt. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về các loại răng […]
Răng ố vàng không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, theo các nha sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. 10+ […]