Nội dung bài viết

Bệnh viêm lợi là gì là câu hỏi được rất nhiều người tìm hiểu. Bởi theo các nha sĩ chuyên khoa, cứ 03 người có vấn đề về răng miệng thì có 01 người gặp tình trạng viêm lợi. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này sẽ giúp bạn sớm phát hiện và có phương án điều trị hiệu quả. Từ đó, giúp ngăn chặn ô viêm lan rộng, ăn sâu, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm lợi là gì? Nguyên nhân, cách điều trị.

Bệnh viêm lợi là gì? Nguyên nhân, cách điều trị.

1. Bệnh viêm lợi là gì? Dấu hiệu điển hình 

Là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp nhất, viêm lợi rất dễ mắc phải song có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh sớm phát hiện. Vì vậy, việc hiểu rõ bệnh viêm lợi là gì cũng như các dấu hiệu đặc trưng của viêm lợi là cần thiết.

1.1. Bệnh viêm lợi là gì?

Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là tình trạng bệnh lý phát triển ở giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Tình trạng này xuất hiện khi các mảng bám chứa vi khuẩn, tích tụ trên bề mặt răng, gây nên các ổ viêm lan rộng tới các tổ chức mô nướu. Hình ảnh đặc trưng của viêm lợi là hiện tượng vùng nướu bị kích ứng, tấy đỏ, có thể chảy máu, xuất hiện mủ. Hại khuẩn cư trú trong mảng bám còn khiến men răng suy yếu, bào mòn, gây mòn cổ chân răng.

Viêm lợi là tình trạng nha khoa rất thường gặp nhưng lại ít được chú ý bởi giai đoạn đầu diễn ra âm thầm, không gây phiền toái. Chỉ đến khi tình trạng này trở nặng tiến triển thành viêm nha chu, gây lung lay răng thì người bệnh mới thật sự lo lắng. Lúc này công tác điều trị nha khoa thường gặp rất nhiều khó khăn, khó điều trị dứt điểm.

Bệnh viêm lợi là gì là câu hỏi được rất nhiều người muốn giải đáp.

Bệnh viêm lợi là gì là câu hỏi được rất nhiều người muốn giải đáp.

1.2. Dấu hiệu để nhận biết viêm lợi là gì?

Để hiểu rõ về bệnh viêm lợi là gì, việc nhận biết rõ các dấu hiệu là rất cần thiết. Viêm nướu điển hình với các triệu chứng điển hình sau:

  • Lợi viêm tấy đỏ, trong đó ổ viêm càng nghiêm trọng thì màu sắc khu vực nướu có ổ viêm càng thẫm.
  • Lợi sưng tấy, phì đại, xuất hiện ổ áp xe.
  • Xuất hiện mảng bám răng, cao răng tại các vị trí lợi sưng đỏ.
  • Tụt lợi xuống sâu, gần như tách khỏi chân răng, về lâu dài khiến tổ chức chân răng lỏng.
  • Hôi miệng, gây ra cảm giác rất khó chịu, thiếu tự tin trong giao tiếp.
  • Lợi rất dễ chảy máu ngay cả khi ăn uống hoặc đánh răng bình thường.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm lợi không quá đặc trưng mà chỉ bao gồm những vấn đề nhỏ. Vì vậy, nhiều người dù mắc nhưng lại có tâm lý chủ quan, cho rằng đó chỉ là những tổn thương nha khoa nhất thời, sẽ sớm khỏi. Chỉ đến khi viêm lợi kéo dài, tiến triển nặng hoặc khi bạn đã tự uống thuốc rất lâu tự nhưng không thể trị bệnh dứt điểm. Lúc này, ngay cả việc điều trị nha khoa với bệnh lý này cũng gặp nhiều khó khăn, rất khó để loại bỏ ô viêm dứt điểm.

Chảy máu chân răng xảy ra khi ổ viêm lợi bị vỡ. 

Chảy máu chân răng xảy ra khi ổ viêm lợi bị vỡ.

2. Nguyên nhân viêm lợi là gì?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh viêm lợi là gì bạn chắc chắn cũng cần quan tâm tới nguyên nhân hình thành tình trạng này. Về cơ bản, viêm lợi bắt nguồn từ những lý do sau:

2.1. Viêm lợi do mảng bám

Nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng viêm lợi là thói quen vệ sinh răng miệng kém, không thường xuyên. Điều này tạo điều kiện cho mảng bám do vi khuẩn, tế bào chết và mảnh vụn thức ăn tích tụ lại trên bề mặt răng. Các mảng bám này tương đối cứng, bám chắc vào đường viền lợi về lâu dài tạo thành lớp cao răng rất khó để vệ sinh.

Mảng bám quanh chân răng gây viêm lợi cũng có thể đến từ các nguyên nhân khác như:  

  • Dùng chỉ tơ nha khoa hoặc đánh răng sai cách.
  • Việc sử dụng các loại thuốc như Phenytoin, Cyclosporine, Nifedipine có thể gây ra tình trạng sinh mô lợi.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng: Vitamin C, Niacin, kẽm, Canxi…
  • Thay đổi nội tiết tố ở cả nam/nữ giới.
  • Người bệnh mắc phải tình trạng giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu, suy yếu sức đề kháng.
  • Các yếu tố khác như: tiền sử gia đình, thói quen hút thuốc lá, tuổi tác cao,…
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm lợi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm lợi.

2. 2. Viêm lợi không do mảng bám

Đối với các tình trạng viêm lợi không do mảng bám, các nha sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý xuất phát từ tình trạng dị ứng, chấn thương hoặc nhiễm trùng chấn thương. Các mảng bám xuất hiện trên quanh chân răng không vĩnh viễn mà chỉ mang tính tạm thời. Khi dị ứng, chấn thương thuyên giảm, nếu được vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám sẽ dần biến mất.

3. Cách chẩn đoán bệnh viêm lợi là gì? 

Hiện nay, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm lợi là gì, nha sĩ thường thực hiện thăm khám dựa theo những yếu tố sau:

  • Kiểm tra răng, khoang miệng với thiết bị nha khoa chuyên dụng.
  • Xem xét lịch sử khám nha khoa và tiểu sử bệnh lý của người bệnh.
  • Đo độ sâu của rãnh lợi theo kỹ thuật đưa đầu dò nha khoa vào vị trí bên cạnh răng, dưới đường viền lợi. Nếu khoảng cách giữa rãnh lợi và răng có độ sâu từ 1mm – 3mm thì tình trạng này bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp nếu rãnh lợi và răng có độ sâu trên 4mm thì có thể xác định viêm lợi.
  • Trong một vài trường hợp, nha sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để xác định tình trạng mất xương tại khu vực xuất hiện ổ viêm có túi sâu trên 4mm.
Thăm khám nha khoa là cách đơn giản nhất để phát hiện ra chứng viêm lợi.

Thăm khám nha khoa là cách đơn giản nhất để phát hiện ra chứng viêm lợi.

4. Các phương pháp điều trị viêm lợi là gì?

Phương pháp điều trị bệnh viêm lợi là gì là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đều mong muốn biết rõ. Trên thực tế, viêm lợi không khó giải quyết. Nguyên tắc điều trị với là loại bỏ mảng bám khỏi răng lợi, xử lý các ổ viêm tại vùng nướu dưới chân răng. Viêm lợi nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị bệnh lý nha khoa này bao gồm:

  • Làm sạch chân răng, lấy cao răng: nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám khỏi bề mặt răng. Quá trình xác định ổ viêm và loại bỏ hại khuẩn sẽ được tiến hành bằng tia laser nhằm làm sạch hoàn toàn bề mặt chân răng. Đây cũng là điều kiện giúp ngăn cao răng và vi khuẩn tích tụ trở lại.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn: sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn ẩn nấp sau trong các ổ viêm gây bệnh viêm lợi.
  • Thuốc trị viêm lợi: nha sĩ có thể kê đơn chỉ định một số loại thuốc điều trị viêm lợi bao gồm: Acetaminophen, Ibuprofen,… Đây là nhóm thuốc giảm đau, kháng sinh có tác dụng điều trị tại chỗ nhanh chóng, hiệu quả.
  • Nắn chỉnh răng: với trường hợp răng mọc lệch, miếng trám răng, cầu răng nhô ra khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, dễ hình thành mảng bám. Vì vậy, nắn chỉnh nha khoa sẽ giúp dần đưa răng về các vị trí tiêu chuẩn, giảm nguy cơ gây viêm lợi.
Lấy cao răng giúp hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm lợi trầm trọng. 

Lấy cao răng giúp hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm lợi trầm trọng.

5. Một vài phương pháp điều trị chứng viêm lợi tại nhà đơn giản, hiệu quả

Khi tìm hiểu về bệnh viêm lợi là gì, trong trường hợp tình trạng này nhẹ và được phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Một vài phương pháp đơn giản dành cho người bệnh tham khảo bao gồm:

5.1. Nước muối

Bên trong nước muối có chứa các tinh chất có khả năng giúp cải thiện men răng, làm chắc răng, kháng khuẩn,… Vì vậy, trong điều trị nha khoa, đây được xem là một loại là dung dịch vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng rất hiệu quả. Xúc miệng với nước muối thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại vào sâu các ổ viêm, giảm viêm – đau nhức nướu.

Đặc biệt, hoạt chất Florua tự nhiên của muối còn có khả năng cân bằng pH tự nhiên trong khoang miệng, phục hồi vùng nướu bị tổn thương. Hoạt động của Florua cũng được chứng minh giúp ngăn ngừa mất men răng, cải thiện mùi hôi do viêm lợi gây ra.

Nếu viêm lợi ở giai đoạn nhẹ, khi hơi thở có mùi hôi, bạn hãy pha chế nước muối hoặc chọn mua các dung dịch sẵn có nồng độ được khuyến khích phù hợp nhất là 0.9%. Súc miệng 2 – 3 lần/ngày, áp dụng mỗi ngày người bệnh sẽ thấy tình trạng viêm lợi được cải thiện đáng kể.

Dùng muối giúp sát khuẩn, ngừa viêm lợi rất hiệu quả. 

Dùng muối giúp sát khuẩn, ngừa viêm lợi rất hiệu quả.

5.2. Sử dụng với chanh

Chanh cũng là gợi ý tuyệt vời để bạn có thể điều trị viêm lợi nhẹ tại nhà một cách hiệu quả. Tính acid có trong loại quả này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập sâu hơn của các hại khuẩn vào ổ viêm. Không chỉ vậy, trong chanh còn vô cùng giàu có Vitamin C có khả năng tăng cường đề kháng. Do đó, nếu viêm lợi ở giai đoạn đầu khi sử dụng chanh điều trị sẽ giúp giảm bớt tình trạng sưng đỏ và chảy máu lợi.

Bên cạnh phương thức  bôi trực tiếp trên, người bệnh có thể pha chanh cùng nước ấm thành dạng dung dịch và súc miệng khoảng 10 phút sau khi đánh răng sạch sẽ.

Chanh có tính acid giúp điều trị viêm lợi hiệu quả

Chanh có tính acid giúp điều trị viêm lợi hiệu quả

5.3. Sử dụng lá trầu không

Trong thành phần lá trầu không có chứa tới 2,4% là tinh dầu với tinh chất peta-phenol và chavicol có khả năng kháng khuẩn cực tốt. Chúng không chỉ giúp ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn mà còn hỗ trợ tạo môi trường pH phù hợp trong khoang miệng.

Với người mắc bệnh viêm lợi nhẹ, điều trị với lá trầu không tại nhà có thể áp dụng theo cách đơn giản sau. Lá trầu không tươi sau khi được rửa sạch bạn đem giã nát. Sử dụng phần bã để đắp trực tiếp lên vị trí bị viêm lợi.

Lưu ý: trong quá trình đắp cần tránh uống nước hay súc miệng khoảng 30 phút để tinh chất lá trầu không được hoàn toàn ngấm vào lợi và giảm sưng viêm.

Sử dụng lá trầu không là cách đơn giản để chữa viêm lợi khi còn nhẹ.

Sử dụng lá trầu không là cách đơn giản để chữa viêm lợi khi còn nhẹ.

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi là gì?

Bệnh viêm lợi là gì sẽ không còn là nỗi băn khoăn nếu bạn biết cách phòng ngừa hiệu quả. Gợi ý từ nha sĩ sẽ giúp bạn tránh xa được căn bệnh nha khoa thường gặp này.

  • Duy trì thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, sau bữa ăn tối và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và định kỳ 3 – 4 tháng thay mới 1 lần.
  • Đánh răng đều đặn kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 – 12 tháng/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của viêm lợi sớm nhất.
  • Không hút thuốc lá, giữ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, đồ ăn cay, chua, nóng, lạnh quá mức.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp ngừa chứng viêm lợi tái phát.

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp ngừa chứng viêm lợi tái phát.

7. Một vài câu hỏi thường gặp về bệnh viêm lợi là gì?

Để bạn hiểu rõ về câu hỏi: bệnh viêm lợi là gì, dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết nhất.

7.1. Hỏi: Bệnh viêm lợi có nguy hiểm hay không?

Các nha sĩ chuyên môn đều thống nhất rằng viêm lợi về cơ bản không nguy hiểm. Đây là tình trạng nha khoa thường gặp, nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, viêm lợi nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ tiến triển nặng, ổ viêm và vi khuẩn gây hại lan rộng sang các mô và xương xung quanh. Lúc này, chúng dễ hình thành viêm nha chu và nghiêm trọng sẽ gây áp xe, tụt lợi, lung lay răng.

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới tình trạng viêm lợi mãn tính. Đây là bệnh lý liên quan tới các bệnh hô hấp, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đột quỵ,…Trong trường hợp viêm nha chu xâm nhập vào máu thông qua mô lợi, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác của cơ thể.

Viêm lợi có thể biến chứng nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời. 

Viêm lợi có thể biến chứng nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời.

7.2. Bệnh viêm lợi có lây không?

Các nghiên cứu y khoa chuyên sâu chỉ ra rằng: vi khuẩn viêm lợi có thể lây từ người này sang người khác thông qua con đường tiếp xúc nước bọt. Tuy nhiên, viêm lợi là nhóm bệnh có khả năng lây bệnh thấp. Trừ trường hợp: người kèm vệ sinh răng miệng, bệnh nhân có sức đề kháng yếu do giảm bạch cầu, người mắc HIV/AIDS mới có nguy cơ lây nhiễm cao.

7.3. Nghi mắc viêm lợi: Khi nào cần gặp nha sĩ?

Mặc dù viêm lợi có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh như: lợi sưng, chảy máu hoặc răng dễ lung lay,….tốt nhất nên đến nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán tốt nhất..

Trước khi gặp nha sĩ, bạn cũng nên chuẩn bị các thông tin để cơ bản về bệnh án để bác sĩ nắm rõ tình trạng như:

  • Liệt kê tất cả các triệu chứng nào đang gặp phải.
  • Tình trạng viêm lợi đã kéo dài trong bao lâu?
  • Các thông tin về các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả vitamin, thuốc bổ,…

Cuối cùng, để được thăm khám và điều trị tốt nhất, người bệnh nên tìm đến đơn vị nha khoa uy tín. Nha khoa Blossom là địa chỉ mà chúng tôi muốn dành cho bạn tham khảo. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nha khoa – Thẩm mỹ, Nha khoa Blossom là nơi quy tụ của các bác sĩ đầu ngành tại Hàn Quốc – Việt Nam được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm dày dặn. Với các dịch vụ thăm khám, tư vấn điều trị nha khoa chuyên sâu, đơn vị mang đến cho khách hàng giải pháp hiệu quả nhất với các tình trạng răng miệng.

Ngay hôm nay, để được giải đáp: bệnh viêm lợi là gì cũng như nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Bạn hãy liên hệ với Nha khoa Blossom nhé!

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

NHỮNG KHOẢNH KHẮC “TƯỞNG BIẾT RỒI HÓA RA .. NHẦM LẪN” CỦA BA MẸ tại Tọa đàm chuyên đề “GIAI ĐOẠN VÀNG ĐỂ NỤ CƯỜI CON TỎA SÁNG” Thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách từ bé và những hiểu biết để sở hữu một hàm răng khỏe đẹp có mối liên hệ mật […]

  Ngày: 13/12/2022

Dán mặt răng sứ là một xu hướng phổ biến trong thời gian gần đây với nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ và ít tác động hơn đến cấu trúc răng so với phương pháp bọc răng sứ. Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu dán mặt răng sứ bao nhiêu tiền và bảng giá […]

  Ngày: 22/03/2024

Trồng răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến được nhiều người lựa chọn để cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình thực hiện kỹ thuật này. Nội dung sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng răng sứ an […]

  Ngày: 19/05/2024

Răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và thẩm mỹ. Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và nụ cười. Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu để phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho hàm răng. Vì vậy việc lựa chọn địa chỉ làm răng Implant uy […]

  Ngày: 01/04/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    4842