Tình trạng chảy máu chân răng ngày càng trở nên phổ biến. Đây là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý về răng miệng như: viêm nha chu, viêm nướu,…Những căn bệnh này được các nha sĩ nhận xét ở mức nguy hiểm thấp. Tuy nhiên, chúng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện rất lớn cho bệnh nhân. Vậy nên, khi thấy bản thân gặp tình trạng này, cần đi khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng, khó chữa trị.
1. Hiểu thế nào về chứng chảy máu chân răng?
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu từ kẽ răng, nước hay hốc răng khi đánh răng, ăn uống,… Tình trạng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân.
Về cơ bản, các nha sĩ đánh giá tình trạng này không gây nguy hiểm lớn tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng này liên tục lặp lại, diễn ra trong thời gian dài thì chúng có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nên, khi phát hiện bản thân bị chảy máu chân răng, bạn nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, chữa trị.
2. Nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng là gì?
Hiện nay, có rất nhiều lí do có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Việc biết chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn đưa ra phương án chữa trị tốt nhất.
2.1. Viêm lợi
Viêm là nguyên nhân số 1 gây ra chảy máu chân răng. Nếu thấy các mảng bám tích tụ ở đường viền nướu thì bạn đã bị viêm lợi. Nếu để lâu, các ổ viêm nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, đau nhức khó chịu. Từ đó xuất hiện ổ áp xe gây ra chảy máu ở chân răng.
Khi này, bạn cần đánh răng đủ 2 lần/ngày và dùng nước muối súc miệng để kháng khuẩn. Không chỉ vậy, thăm khám, cạo vôi răng thường xuyên cũng là cách để giảm thiểu tối đa các ổ viêm và chữa trị kịp thời.
2.2. Viêm nha chu
Bên cạnh viêm lợi thì viêm nha chu cũng là một trong những lí do gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Viêm nha chu sẽ gây tụt nướu, ảnh hưởng tới cấu trúc xương nâng đỡ răng, làm lung lay thậm chí mất răng. Bệnh nhân mắc bệnh này cũng thường gặp phải vấn đề thay đổi khớp cắn, răng xô lệch,…
2.3. Áp xe răng
Các ổ vi khuẩn xuất hiện và phát triển quá mức sẽ gây ra bệnh lý nha chu. Chúng là các túi mủ nhỏ, có thể vỡ ra và gây chảy máu. Có hai loại áp xe răng là: áp xe quanh chóp ( túi mủ xuất hiện ở đầu chân răng) và áp xe nha chu ( túi mủ xuất hiện ở mô quanh chân răng, nướu).
2.4. Ung thư khoang miệng gây chảy máu chân răng
Ung thư khoang miệng cũng là một trong những bệnh lý nha khoa có dấu hiệu đầu tiên là chảy máu chân răng. Bệnh này vô cùng nguy hiểm bởi chúng tác động trực tiếp đến cấu trúc miệng. Các biểu hiện của bệnh này không quá rõ ràng nên khiến nhiều người chủ quan.
Tuy nhiên, khi ở khoang miệng xuất hiện những khối u ác tính, chúng sẽ phát triển rất nhanh và đè lên mô nướu, niêm mạc. Từ đó gây ra tình trạng chảy máu răng miệng. Do thế, khi chảy máu nướu răng thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến ngay cơ ở nha khoa gần nhất để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
2.5. Bệnh tiểu đường
Có thể nhiều người không biết, chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao đột biến, khiến hàm lượng đường trong nước bọt cũng tăng cao. Vì thế, chúng tạo môi trường khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Do thế, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu để ổn định sức khỏe và hạn chế tình trạng chảy máu xung quanh chân răng.
2.6. Đánh răng không đúng cách
Một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây chảy máu chân răng là đánh răng không đúng cách. Nhiều người cho rằng, chà bàn chải thật mạnh, thật kĩ vào kẽ răng sẽ loại bỏ tối đa mảng bám thức ăn, vi khuẩn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ra tổn thương mô nướu và chảy máu.
2.7. Chảy máu chân răng do thói quen hút thuốc lá
Nguyên nhân cuối cùng gây chảy máu ở chân răng là các thói quen xấu như hút thuốc. Hút thuốc lá, thuốc lào,… không chỉ gây hôi miệng mà còn tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây viêm nướu, lợi và chảy máu chân răng.
3. Chảy máu chân răng liệu có gây nguy hiểm?
Từ những thông tin ở trên, có thể thấy rằng chảy máu ở chân răng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, từ những bệnh ở mức độ nhẹ để các tình trạng bệnh nguy hiểm, khôn lường:
- Gây các bệnh liên quan đến tim mạch: chảy máu chân răng gây nhiễm trùng ngược vào các mạch máu.
- Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai: vi khuẩn qua mạch máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.
4. Điều trị chảy máu chân răng như thế nào mới hiệu quả?
Với sự phát triển nhanh chóng của y học, các phương pháp chữa trị chảy máu răng miệng ngày càng tối ưu, nhanh chóng. Tuy nhiên, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để trị dứt điểm tình trạng này.
4.1. Sử dụng băng gạc để cầm máu tạm thời
Trước tiên, bạn cần cầm máu ngay lập tức. Hãy sử dụng băng gạc y tế, áp vào vùng đang chảy máu. Sau khoảng 4-5s cơ chế đông máu sẽ giúp ngừng chảy máu chân răng. Tuy nhiên, với người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc bệnh máu không đông thì sẽ mất rất nhiều thời gian để cầm máu.
4.2. Chườm nước đá lạnh
Đá lạnh giúp làm giảm sưng tấy, đau nhức. Vậy nên, khi bị chảy máu ở chân răng, bạn nên chườm đá khoảng 3 lần, mỗi lần 10 phút. Tuy nhiên, nếu chân răng vẫn tiếp tục chảy máu thì bạn nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức.
4.3. Dùng thuốc điều trị
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc để chữa trị tình trạng chảy máu này như là Amoxicillin, Metronidazol,… Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc đúng liều lượng của nha sĩ chuyên khoa để tránh sốc thuốc, dị ứng,…
4.4. Đánh răng đúng cách kết hợp sử dụng chỉ nha khoa
Khi đã bị tình trạng chảy máu ở chân răng, bạn không nên tác động mạnh đến răng, nướu. Bởi khi này nướu lợi đã bị tổn thương. Vậy nên, hãy sử dụng bàn chải có sợi lông mềm, tác động nhẹ. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn sót lại.
4.6. Loại bỏ các thói quen xấu
Như đã nói ở trên, các thói quen xấu như hút thuốc lá, hút thuốc lào,…là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Đặc biệt, nếu vẫn hút thuốc khi mô nướu đã tổn thương sẽ tạo điều kiện khiến ổ viêm lan rộng, hình thành áp xe. Vậy nên, hãy chấm dứt việc hút thuốc để bảo vệ cơ thể, giảm tối đa tình trạng chảy máu răng miệng.
4.7. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Để chữa dứt điểm tình trạng này, mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, cần bổ sung vitamin K để hạn chế chảy máu ở chân răng.
4.8 Chữa chảy máu chân răng tại nhà với trà hoa cúc
Trà hoa cúc là phương thức giúp cầm máu và làm dịu vết thương tuyệt vời. Thức uống này đã được chứng minh có giá trị cao cho sức khỏe răng miệng. Chúng ngăn chặn sự hình thành và phát triển ổ viêm, làm giảm tình trạng sâu răng. Ngoài ra, trà hoa cúc có chứa chất Axit tannic – chất làm tăng khả năng đông máu của cơ thể. Vậy nên, khi phát hiện bị chảy máu chân răng, bạn có thể sử dụng túi trà áp vào vùng nướu để cầm máu.
5. Lời khuyên giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng
Phương pháp tối ưu, tuyệt vời nhất để chữa trị tình trạng chảy máu chân răng dứt điểm là hình thành và duy trì lối sống lành mạnh, tích cực. Bên cạnh đó, mỗi người cần học cách chăm sóc răng miệng sạch sẽ, chuẩn nha khoa.
- Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày. Khi đánh răng nên kết hợp sử dụng nước muối súc miệng. Không chỉ vậy, bạn cần học động tác đánh răng chuẩn: nghiêng mặt bàn chải 60 độ và chải theo chiều dọc của răng.
- Thay bàn chải định kì 3-4 tháng/ lần.
- 6 tháng đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kì.
- Lấy cao răng mỗi 3-6 tháng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám cứng đầu.
- Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.
6. Bị chảy máu nướu răng: Khi nào cần gặp nha sĩ?
Chảy máu ơ chân răng là biểu hiện bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Vậy nên, mọi người không nên chủ quan mà bỏ qua. Để tránh những trường hợp xấu về sau, bệnh nhân cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để kiểm tra.
Đặc biệt, nếu tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên, không thể ngừng chảy máu dù đã dùng mọi cách để chữa trị, thì hãy nhanh chóng đến nha khoa để được tư vấn, chữa bệnh kịp thời.
Tự hào là thương hiệu nha khoa Việt – Hàn có hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành, Nha khoa Blossom là điểm đến uy tín của hàng nghìn bệnh nhân. Nơi đây sở hữu đội ngũ nha sĩ đầu ngành với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến nhất. Vậy nên, Blossom luôn tự tin có thể mang đến cho khách hàng các gói dịch vụ tốt nhất.
Nếu bạn đang bị chảy máu chân răng thì ngay hôm nay có thể đến với Nha khoa Blossom. Liên hệ ngay tới hotline 028.2210.3280 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất bạn nhé!
Bài viết liên quan
Răng bị xỉn đen có thể xuất phát từ nhiều lý do. Tình trạng này không chỉ khiến khuôn miệng mất đi nét duyên dáng, xinh đẹp, tạo sự e ngại trong giao tiếp. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm, nếu không xử lý kịp […]
Trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hình tiên tiến nhất, mang đến giải pháp hoàn hảo cho nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng kỹ thuật này, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về cả ưu nhược điểm trồng răng implant. Bài viết này Nha Khoa Blossom […]
Dán sứ răng mẻ là một phương pháp bảo tồn răng thật hiệu quả hiện nay. Với ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ và khả năng tái tạo hình dáng răng, phương pháp này không chỉ cải thiện chức năng nhai mà còn giúp bạn tự tin hơn khi cười. Cùng Nha Khoa […]
Đau hàm bên phải là hiện tượng không hiếm gặp trong nha khoa. Đây là tình trạng phần hàm bên phải bị đau nhức, khiến khuôn miệng bị cứng lại, khó mở ra. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan tới răng miệng […]