Nội dung bài viết

Bệnh viêm chân răng là tình trạng bệnh lý về khoa khá phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ. Bệnh xảy ra liên quan đến các tổ chức mô quanh chân răng, do vi khuẩn hình thành. Viêm chân răng là nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng răng miệng hoặc thậm chí làm viêm tủy răng, phá hủy chân răng.

Làm thế nào để điều trị bệnh viêm chân răng hiệu quả, không tái phát?

Làm thế nào để điều trị bệnh viêm chân răng hiệu quả, không tái phát?

1. Bệnh viêm chân răng là gì? Nguyên nhân

Viêm chân răng là tình trạng nhiễm trùng tại mô quanh chân răng. Trong đó, nướu ở trạng thái khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và săn chắc. Nhưng khi bị viêm chân răng, khu vực này sẽ dần chuyển sang màu sẫm do tác động của các ổ viêm gây tổn thương. Bệnh lý nha khoa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: viêm tủy răng, tổn thương xương ổ răng, làm lung lay, rụng răng.

Các tác nhân gây nên bệnh viêm chân răng bao gồm:

  • Vi khuẩn: tác nhân chính hình thành nên các ổ viêm tại mô quanh chân răng. Môi trường trong khoang miệng có chứa rất nhiều vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ sẽ gây nên tình trạng xâm nhập vào các tổ chức mô quanh chân răng.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: thường do các bệnh lý khác hoặc do các thuốc điều trị trong thời gian dài.
  • Ít vệ sinh răng miệng: việc chăm sóc răng miệng sơ sài sẽ khiến các mảng bám mắc lại trong kẽ răng. Lâu ngày, chúng hình thành mảng bám quanh răng, tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, phát triển. Chúng tấn công các mô nướu, gây nên các ổ viêm chân răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác: viêm tủy răng, viêm nướu,…
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: người bệnh thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ ăn chua, cay, nóng, lạnh,….sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng, men răng, dễ hình thành các ổ viêm chân răng.
Bệnh viêm chân răng có nhiều nguyên nhân gây nên.

Bệnh viêm chân răng có nhiều nguyên nhân gây nên.

2. Biểu hiện của bệnh viêm chân răng là gì?

Ở mỗi giai đoạn, bệnh viêm chân răng lại mang những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn đầu: lợi chỉ sưng tẩy nhẹ, có thể xuất hiện chảy máu khi bạn vệ sinh răng miệng. Lúc này lợi đã có những tổn thương nhất định nhưng vẫn bao bọc chân răng, chưa gây ra tổn thương về xương hay mô khác quanh chân răng.
  • Giai đoạn khi bệnh nặng: lợi tấy đỏ trầm trọng, tụt lợi, hôi miệng. Trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện dịch mủ, gây tình trạng áp xe nướu đau đớn, sưng vùng má nơi có ổ viêm.
  • Giai đoạn viêm chân răng nghiêm trọng: tụt lợi sâu làm lộ chân răng, răng lung lay, mất răng. Thậm chí, các ô viêm không khu trú mà dần lan sang nhiều vị trí khác trên cung hàm.
Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện thường gặp của viêm chân răng.

Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện thường gặp của viêm chân răng.

3. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm chân răng

Viêm chân răng là bệnh lý nha khoa phổ biến nhưng lại dễ bị phớt lờ. Bởi ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, không quá nghiêm trọng. Chỉ đến khi chuyển viêm nặng, ô viêm sưng tấy gây đau đớn thì người bệnh mới ý thức được mức độ nguy hiểm. Lúc này, bệnh viêm chân răng thường sẽ xuất hiện các biến chứng:

  • Nguy cơ răng lung lay, mất răng rất cao vì ổ viêm phát triển nhanh chóng, gây tụt lợi do nướu mất sự liên kết với chân răng.
  • Xuất hiện tình trạng viêm tủy răng bởi vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong. Vị trí nhiễm trùng tủy không khu trú mà ngày càng lan rộng sang vùng chóp răng, thậm chí phá hủy các tổ chức tủy răng xung quanh.
  • Viêm mô nướu khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào mạch máu thông qua tủy răng có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về tim mạch, tình trạng nhồi máu cơ tim.
  • Biến chứng của viêm chân răng có thể khiến bệnh tiểu đường trở nặng hơn bởi lúc này sức đề kháng của người bệnh đã suy giảm.
  • Vị trí viêm kéo dài không được điều trị thường sẽ sản sinh prostaglandin. Đây là chất làm co thắt tử cung, khiến mẹ bầu mang thai dễ bị sinh non, đặc biệt trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.
Xuất hiện ổ áp xe là biến chứng nghiêm trọng của viêm chân răng.

Xuất hiện ổ áp xe là biến chứng nghiêm trọng của viêm chân răng.

4. Làm thế nào khi bị bệnh viêm chân răng?

Mặc dù ở thời gian đầu, viêm chân răng không gây ra quá nhiều đau đớn. Tuy nhiên, bệnh khi bước vào giai đoạn nặng thường xuất hiện ổ mủ, rất dễ gây nhiễm trùng huyết, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Do đó, để xử lý bệnh viêm chân răng sớm, có hiệu quả, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

  • Nha sĩ sau khi thăm khám thường sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Điều này giúp xử lý triệt để các ổ viêm, nhiễm trùng quanh răng.
  • Dùng thuốc hạ sốt, giảm sưng, giảm đau như biện pháp điều trị tạm thời.
  • Khi các ổ viêm chân răng xuất hiện mủ cần hút sạch, làm sạch mảng bám mắc lại tại chân răng, lợi để loại bỏ triệt để ổ viêm.
  • Cắt cuống răng để giải quyết dứt điểm ổ viêm quanh khu vực áp xe răng.
  • Trong những trường hợp ô viêm nhiễm nặng, lan rộng và đã phá hủy lớn đến kết cấu răng thì nha sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ để bảo toàn cho các răng khác. Sau khi điều trị dứt điểm viêm chân răng, nha sĩ sẽ tiến hành trồng răng để ngăn ngừa hệ lụy khi mất răng.
Khi bị viêm chân răng, tốt nhất bệnh nhân nên kịp thời đến nha khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị.

Khi bị viêm chân răng, tốt nhất bệnh nhân nên kịp thời đến nha khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị.

5. Các cách điều trị bệnh viêm chân răng hiệu quả được khuyến nghị bởi nha sĩ

Điều trị bệnh viêm chân răng có nhiều phương pháp. Tùy theo tình trạng ô viêm mà nha sĩ sẽ dành cho người bệnh những tư vấn chăm sóc phù hợp.

5.1. Điều trị viêm chân răng dùng thuốc

Các loại thuốc điều trị viêm chân răng thường được chỉ định như sau:

  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, viêm nhiễm bao gồm: metronidazole/amoxicillin. Lưu ý, với bệnh nhân dị ứng penicillin không sử dụng amoxicillin. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng metronidazole thì không uống rượu bia trong 48 tiếng.
  • Thuốc kháng viêm làm viêm nhiễm chân răng gồm: ibuprofen, mefenamic, axit meloxicam, diclofenac,…
  • Thuốc bôi trực tiếp tại vùng lợi bị viêm giúp giảm sưng tấy, đau nhức chân răng như metrogyl.
  • Dung dịch súc miệng, sát khuẩn vệ sinh răng miệng như: chlorhexidine 0,25%.

5.2. Gợi ý một vài cách trị viêm chân răng tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng có thể xem xét một vài cách điều trị bệnh viêm chân răng đơn giản tại nhà:

5.2.1. Điều trị chứng viêm chân răng với muối

Muối là có tác dụng rất tốt trong việc khử trùng, chống viêm. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng có khả năng làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn, thúc đẩy nhanh chóng quá tr ình phục hồi của lợi đã bị viêm và cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.

Sử dụng muối trong điều trị viêm chân răng tại nhà rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng muối pha với nước ấm tạo thành dung dịch loãng, súc miệng 30 giây mỗi ngày. Duy trì thường xuyên đều đặn phương pháp này 2 – 3 lần/ngày sẽ cảm nhận hiệu quả tốt nhất.

Điều trị viêm chân răng với muối sẽ giúp ngăn chặn ổ viêm lan rộng.

Điều trị viêm chân răng với muối sẽ giúp ngăn chặn ổ viêm lan rộng.

5.2.2. Chữa bệnh viêm chân răng với chanh tại nhà

Chanh cũng như các loại quả thuộc họ cam, quýt có chứa hàm lượng Vitamin C giàu có, mang lại khả năng kháng khuẩn cực tốt. Chúng cũng có tác dụng ngừa viêm, giảm nhiễm trùng nướu sâu vào tủy răng. Sử dụng Vitamin C cũng giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa ổ viêm lan rộng sang các khu vực xung quanh.

Sử dụng chanh trong điều trị bệnh viêm chân răng rất dễ. Bạn chỉ cần lấy một quả chanh, vắt lấy nước cốt và hòa tan cũng cùng một ít muối. Đem dung dịch này bôi trực tiếp lên vị trí viêm chân răng và để khoảng 5 – 10 phút, rồi súc miệng thật sạch. Biện pháp này khi thực hiện có thể gây xót nhưng mang đến hiệu quả rất bất ngờ.

5.2.3. Chữa trị hiệu quả chứng viêm chân răng tại nhà với hoa cúc

Trong các bài thuốc Đông y từ xa xưa, hoa cúc đã được xem như là một vị thuốc với tính mát, khả năng thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể. Hoa cúc cũng là bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng hiệu quả nhưng ít được biết đến.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm hoa cúc sạch rồi đun sôi với khoảng 200ml nước trong 20 phút. Súc miệng 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy sẽ giúp tình trạng viêm chân răng thuyên giảm hiệu quả đáng kể.

Trà hoa cúc giúp xoa dịu tình trạng đau nhức viêm chân răng.

Trà hoa cúc giúp xoa dịu tình trạng đau nhức viêm chân răng.

5.2.4. Chữa bệnh viêm chân răng tại nhà cần lưu ý điều gì?

  • Có thể kết hợp đồng thời uống thuốc kê theo đơn của nha sĩ, vừa áp dụng các mẹo được gợi ý trên để nhanh khỏi viêm chân răng.
  • Viêm chân răng là một bệnh lý nha khoa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các biện pháp điều trị tại nhà chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ.
  • Cơ địa đối với mỗi người là khác nhau nên tình trạng sức khỏe cũng sẽ khác nhau. Việc áp dụng điều trị tại nhà thường cũng sẽ có kết quả điều trị khác biệt.
  • Phương pháp điều trị viêm chân răng tại nhà không nên áp dụng với phụ nữ đang trong thai kỳ, mẹ sau sinh hoặc người có tiền sử dị ứng với dược liệu trong những bài thuốc được nêu trên.
  • Nếu ổ viêm chân răng điều trị tại nhà không có dấu hiệu cải thiện, ngày càng đau đớn, xuất hiện mủ thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa uy tín để được kiểm tra, điều trị tốt nhất.

6. Phòng bệnh viêm chân răng như thế nào? Tư vấn từ nha sĩ chuyên khoa

Chăm sóc răng miệng khoa học là chìa khóa để phòng ngừa bệnh viêm chân răng hiệu quả:

  • Tập thói quen chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ thức ăn, mảng bám trong khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng trong quá trình vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm, sâu răng.
  • Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám quanh chân răng.
  • Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm có tính acid cao, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga,…
  • Bổ sung thêm Canxi, Vitamin thường xuyên trong chế độ ăn uống thường ngày.
  • Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời và ngăn ngừa biến chứng viêm chân răng.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa bệnh viêm chân răng hiệu quả.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa bệnh viêm chân răng hiệu quả.

7. Nghi bị bệnh viêm chân răng: Khi nào cần gặp nha sĩ?

Các nha sĩ chuyên khoa đều cho rằng: viêm nướu chân răng không phải bệnh lý quá phức tạp. Tuy nhiên, cần quan tâm và tiến hành điều trị đúng cách để xử lý dứt điểm tình trạng này. Do đó, khi gặp triệu chứng nào dưới đây, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để khám và điều trị kịp thời:

  • Tình trạng chảy máu chân răng xuất hiện khi nhai nghiền thực phẩm.
  • Nướu răng có hiện tượng sưng tấy, đỏ, nhiễm trùng.
  • Tụt lợi sâu, răng lung lay.
Nha khoa Blossom là địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu hiện nay.

Nha khoa Blossom là địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu hiện nay.

Khi nghi ngờ mình mắc bệnh viêm chân răng, người bệnh có thể liên hệ hoặc đến ngay thương hiệu Nha khoa hiện đại hàng đầu đến từ Hàn Quốc –  Nha khoa Blossom để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, đội ngũ nha sĩ đến từ Hàn Quốc – Việt Nam với hơn 12 năm kinh nghiệm cùng dịch vụ tận tâm, Nha khoa Blossom chắc chắn sẽ giúp bạn sớm giải quyết sớm vấn đề về răng miệng. Liên hệ với Nha khoa Blossom ngay hôm nay để được tư vấn tốt nhất.

Chủ đề:  

Bài viết liên quan

Các trường hợp răng hô là khuyết điểm trên cung hàm dễ dàng nhận diện. Tình trạng này xảy ra từ hiện tượng sai lệch khớp cắn, sự chênh lệch giữa răng hàm trên và dưới. Mặc dù không trực tiếp gây ra đau đớn hay chảy máu, viêm chân răng,…Tuy nhiên răng hô lại […]

  Ngày: 12/03/2024

Nụ cười rạng rỡ là niềm tự hào của mỗi người, nhưng mất răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Hai phương pháp phục hình thông dụng hiện nay là trồng răng sứ và cấy ghép Implant. Vậy nên trồng răng sứ hay Implant để đạt được hiệu […]

  Ngày: 19/05/2024

Răng nhiễm Fluor không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ hư hại cấu trúc răng nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Cùng Nha Khoa Blossom tìm hiểu rõ hơn qua […]

  Ngày: 23/05/2024

Đăng ký tư vấn

    CAPTCHA ImageChange Image

    4830